Kinh tế tư nhân chưa trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế

Thứ năm - 01/06/2017 21:43 501 0
 - “Điểm nổi trội của kinh tế tư nhân trong nhiều năm qua chủ yếu là giải quyết việc làm. Còn những đóng góp về GDP, vốn đầu tư toàn xã hội, tỷ suất lợi nhuận… thì vẫn tương đối thấp, chưa có sự chuyển biến”.
Chi phí kinh doanh cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Chi phí kinh doanh cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Đây là nhận định của PGS, TS. Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội thảo “Đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và Phát triển kinh tế tư nhân”, ngày 30/05/2017. 

Chưa trở thành động lực của nền kinh tế

Phát biểu tại hội thảo, TS. Phạm Minh Điển, Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp Ban Kinh tế trung ương cho biết, trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ,  khu vực kinh tế tư nhân không ngừng phát triển và ngày càng đóng góp lớn hơn trong cơ cấu nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

“Tỷ trọng trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm cả kinh tế cá thể duy trì ổn định khoảng 39%-40%. Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, số lượng doanh nghiệp của tư nhân tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng; phong trào khởi nghiệp được đẩy mạnh”, TS. Điển cho biết.

Tuy nhiên, theo TS. Phạm Minh Điển cũng thẳng thắn chỉ ra những điểm còn hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân, đó là: tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây; năng lực nội tại của kinh tế tư nhân nhìn chung còn thấp, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ, cá thể, trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới; trình độ quản trị, năng lực tài chính, năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh còn yếu.

Khả năng liên kết với các thành phần kinh tế khác và tham gia chuỗi giá trị sản xuất trong nước, khu vực và toàn cầu còn nhiều hạn chế. Tình trạng gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, gây ô nhiễm môi trường, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm… còn diễn biến phức tạp.

Nhấn mạnh kinh tế tư nhân chưa trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, PGS, TS. Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, điểm nổi trội của kinh tế tư nhân trong nhiều năm qua chủ yếu là giải quyết việc làm, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Còn những đóng góp về GDP, vốn đầu tư toàn xã hội, tỷ suất lợi nhuận… thì vẫn tương đối thấp, chưa có sự chuyển biến.

Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trên, PGS, TS. Hồ Sỹ Hùng đưa ra 3 nhóm rào cản:

(1) Thủ tục hành chính chưa có sự thống nhất giữa các luật, tình trạng nhiều cơ quan cùng quản lý một vấn đề, thủ tục cấp phép tài nguyên, các vấn đề về thuế…;

(2) Chi phí kinh doanh cao, như: chí phí logistics, tiền lương, bảo hiểm và đặc biệt các chi phi phí không chính thức vẫn là gánh nặng nợ lớn làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp;

(3) Các vấn đề về tiếp cận đất đai, tiếp cận tín dụng, thị trường và các cơ hội đầu tư và công tác thanh kiểm tra, kiểm toán còn nhiều bất cập.

Ở góc độ khác, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cũng đã đưa ra mô hình để chuẩn đoán các điểm nghẽn của việc phát triển kinh tế tư nhân.

Theo đó, 3 điểm nghẽn mà TS. Cấn Văn Lực chỉ ra, đó là lợi tức kinh tế thấp, chi phí tài chính cao và những bất cập về đất đai. Trong đó, chi phí không chính thức là điểm nghẽn chính cản trở kinh tế tư nhân.

“12% doanh thu hàng năm dành cho chi phí không chính thức mới thực sự đè nặng kinh tế tư nhân”, TS. Lực nhấn mạnh.

Còn theo GS, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc gia, rào cản lớn nhất đối với kinh tế tư nhân hiện nay là tư duy và định kiến khi so sánh về tư nhân và Nhà nước.

“Những điều này đang có nguy cơ lạm dụng trên thực tế, tạo ra sự bất bình đẳng, lợi ích nhóm, khó xây dựng được một môi trường và hệ sinh thái khuyến khích khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”, ông Sơn nói.

Sự bất bình đẳng trong các khu vực kinh tế cũng là trăn trở của TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Theo Viện trưởng Trần Đình Thiên, sống trong cùng hệ sinh thái, cùng một môi trường kinh doanh, đầu tư mà doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước được thừa hưởng rất nhiều lợi thế từ: đất đai, thị trường, chính sách, thì làm sao làm sao tư nhân có thể phát triển được.

TS. Trần Đình Thiên đặt câu hỏi: “Doanh nghiệp tư nhân dường như chức năng chủ yếu là tạo việc làm cho người lao động, tất nhiên quan trọng, đóng góp cho tổ quốc. Thế nhưng, sao vẫn bị coi rẻ. Trong khi đó, doanh nghiệp FDI đóng góp gì cho nền kinh tế Việt Nam mà lại được trải thảm đỏ và được hưởng rất nhiều ưu đãi?”.

3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế tư nhân

Làm thế nào để khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực của nền kinh tế? Đây là những trăn trở của hầu hết các đại biểu có mặt trong hội thảo.

Theo PGS, TS. Hồ Sỹ Hùng, công thức chung để phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam, gồm: cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Do đó, cần phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà Nhà nước không cấm; Kiên quyết thực hiện chủ trưởng chỉ thành tra 1 lần/năm của Thủ tướng Chính phủ…

Để phát triển kinh tế tư nhân, GS, TS. Nguyễn Hồng Sơn cũng đưa ra 3 giải pháp lớn. Đầu tiên là phải xóa bỏ rào cản, trong đó rào cản môi trường kinh doanh như khả năng tiếp cận thị trường, khả năng tiếp cận nguồn lực, khả năng tiếp cận thông tin và các chi phí không chính thức, chi phí kinh doanh, chi phí tuân thủ… đóng vai trò rất quan trọng.. 

Tiếp đó là tạo dựng các nền tảng cơ bản để tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân có thể phát triển bền vững ở trong tương lai, trong đó việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược và một loạt các giải pháp, như: xây dựng chiến lược công nghiệp mới, đặt trọng tâm vào khu vực kinh tế tư nhân, gắn với đổi mới và sáng tạo cũng như cải cách hành chính công, xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính.

Cuối cùng là phải có cơ chế chính sách riêng cho từng nhóm đối tượng doanh nghiệp. Ví dụ như đối với nhóm đối tượng doanh nghiệp lớn phải định hướng theo hướng quốc tế hóa, gắn nhiều với đổi mới sáng tạo, gắn nhiều hơn với xuất khẩu và các doanh nghiệp lớn gắn nhiều hơn với xu hướng của Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Còn theo chuyên gia Cấn Văn Lực, trước mắt chúng ta cần tập trung xử lý 3 điểm nghẽn về đất đai, hệ thống tài chính và bộ máy hành chính.

Đồng thời, TS. Cấn Văn Lực cũng cho biết cần tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả với các điểm nghẽn trung hạn là lạm phát, tỷ giá, lãi suất cùng các chính sách lao động, hiệu quả thực thi hợp đồng.

TS. Lực cũng cho biết thêm, về dài hạn, cần đẩy mạnh 4 đột phá chiến lược, đó là: nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng và thể chế (môi trường cạnh tranh) và khoa học công nghệ./.


 

Tác giả: Kim Hiền

Nguồn tin: www.kinhtevadubao.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 737 | lượt tải:3612

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 839 | lượt tải:347

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2650 | lượt tải:291

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2092 | lượt tải:275

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2256 | lượt tải:265
Đường dây nóng
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay17,418
  • Tháng hiện tại325,154
  • Tháng trước:580,744
  • Tổng lượt truy cập16,318,326
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down