Đưa mắc ca thành cây kinh tế của tỉnh

Thứ ba - 06/06/2017 21:53 373 0
(BLC) - Được trồng khảo nghiệm tại một số địa phương trong tỉnh từ năm 2011 đến nay, cây mắc ca bước đầu cho thấy thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương. Phóng viên Báo Laichau Online đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Đỗ Ngọc An – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh về tiềm năng, hiệu quả kinh tế của loại cây trồng này.
Đồng chí Đỗ Ngọc An - Chủ tịch UBND tỉnh trả lời phỏng vấn của phóng viên.
Đồng chí Đỗ Ngọc An - Chủ tịch UBND tỉnh trả lời phỏng vấn của phóng viên.
Phóng viên (P.V): Xin đồng chí cho biết cây mắc ca được tỉnh xác định có vai trò như thế nào đối với đời sống kinh tế của nông dân?

 

Đồng chí (Đ/C) Đỗ Ngọc An: Tỉnh ta có tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 34% nhưng bù lại diện tích đất tự nhiên rộng trên 9.068km2, vấn đề phải tìm cây trồng hợp lý vừa giữ rừng vừa tạo điều kiện bà con tăng thu nhập. Cây mắc ca được trồng thí điểm từ năm 2011, 2012 đến nay sinh trưởng, phát triển tốt, có quả, năng suất khá. Đến hết năm 2016, toàn tỉnh trồng được 244,3ha với 2 phương thức: trồng thuần và xen cây chè; khoảng 100ha từ 4 năm tuổi đều đậu quả, một số cây thu hoạch từ 2,5-3,5kg quả tươi/cây/năm; khảo sát ban đầu tại các hộ, doanh nghiệp bán với giá trung bình 80 nghìn đồng/kg. Hiện nay, Lai Châu có một số nhóm cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: cao su, chè, quế, sơn tra, riêng mắc ca tỉnh cũng xác định là một trong loại cây trồng chủ lực trong thời gian tới cần nâng diện tích trồng lớn hơn. Đồng thời xác định mắc ca vừa là loại cây công nghiệp vừa là cây lâm nghiệp (cây đa mục đích) có thể tăng tỷ lệ che phủ rừng ở vùng đất trống đồi trọc, mang lại thu nhập tốt, tạo việc làm cho bà con, giữ gìn môi trường.

P.V: Hiện nay, tỉnh ta có nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho nông dân phát triển một số loại cây: cao su, quế, sơn tra, chè, còn đối với loại cây trồng mới này tỉnh có phương án, quy hoạch phát triển như thế nào?

Đ/C Đỗ Ngọc An: Về nông - lâm nghiệp nói chung, tỉnh đã có Đề án tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp toàn tỉnh, trong đó hướng tới một số nhóm cây trồng, vật nuôi. Cùng với tái cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, tỉnh có các đề án, chính sách phát triển hỗ trợ cho nông nghiệp, riêng mắc ca sẽ từng bước có hệ thống chính sách về loại cây mới này. Thời gian tới, vấn đề này sẽ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp bàn, xây dựng nghị quyết chuyên đề để bàn, có kế hoạch phù hợp, từng bước thận trọng phát triển, qua đó tạo công ăn việc làm cho Nhân dân các dân tộc địa phương cũng như góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Tóm lại, tỉnh sẽ có một chính sách nhưng chính sách cụ thể như thế nào sắp tới phải bàn và đưa ra Nghị quyết trình HĐND xem xét theo đúng quy định.

P.V: Để sản xuất nông nghiệp bền vững, nhất là phát triển loại cây trồng mới như mắc ca, đồng chí đánh giá thế nào về mô hình liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp?

Đ/C Đỗ Ngọc An: Nông nghiệp muốn phát triển cần hợp tác chặt chẽ giữa người sản xuất với các nhà cung cấp dịch vụ, hoạt động thương mại. Tỉnh đang có một số mô hình liên kết như: cây cao su, chè với sự liên kết giữa Nhân dân, ngân hàng, giữa doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Liên kết giữa các hộ với hợp tác xã, doanh nghiệp có sự quản lý hay chính quyền các cấp, nhất là cấp xã sẽ là trọng tài cho việc thực hiện cam kết. Ví dụ như cây cao su toàn tỉnh có trên 13.500ha đang thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa hộ nông dân với các công ty cao su, hệ thống chính quyền các cấp. Việc bà con góp đất không chỉ được chia lợi tức mà còn được tham gia làm công nhân. Cây mắc ca đang được tỉnh hướng đến mô hình liên kết như vậy, nghĩa là mô hình liên kết giữa người dân với doanh nghiệp kể cả trong cung ứng giống, vật tư nông nghiệp hay trong trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, các công ty thuộc Tập đoàn Him Lam phối hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương cùng các hộ liên kết chặt chẽ, từng bước phát triển thì chắc chắn cây mắc ca ở tỉnh sẽ đạt kết quả cao.

Người lao động Công ty TNHH 1 thành viên Trường Giang chăm sóc vườn cây giống mắc ca trên địa bàn xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ.

P.V: Phát triển mắc ca thành công, khâu quan trọng nhất là lựa chọn giống. Tỉnh ta có kế hoạch như nào để quản lý chặt chẽ và tốt ở khâu này?

Đ/C Đỗ Ngọc An: Chắc chắn là vậy, vì Lai Châu đã có bài học rồi, 244,3ha cây mắc ca đã trồng đến cuối năm 2016 với những cây có bộ giống tốt cho quả tốt, giống không tốt thì không cho quả hoặc ít quả. Muốn quản lý tốt giống này, trước hết UBND tỉnh sẽ thành lập Ban Chỉ đạo do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Các doanh nghiệp, hộ gia đình nếu đăng ký trồng mắc ca sẽ phải cam kết thực hiện các bộ giống theo hướng dẫn, quy trình kỹ thuật của tỉnh, do các ngành chuyên môn chứ không thể trồng tùy tiện.

P.V: Xin đồng chí cho biết định hướng của tỉnh về phát triển cây trồng này trong thời gian tới?

Đ/C Đỗ Ngọc An: Theo định hướng của tỉnh đến năm 2020 sẽ phát triển 5.000ha cây mắc ca, năm 2030 là 10.000ha với ngân sách hỗ trợ khoảng 110 tỷ đồng, trong đó 45 tỷ đồng ngân sách tỉnh, 65 tỷ đồng ngân sách Trung ương; tập trung ở huyện: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè. Doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân tham gia trồng mắc ca sẽ nhận được mọi ưu đãi về hỗ trợ tiền để trồng thuần, trồng xen chè. Mắc ca là loại cây đa mục đích sau này cho thu nhập từ quả, khi khép tán được hưởng dịch vụ môi trường rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con. Tỉnh đặt ra kế hoạch ngoài chè, cao su, quế, sơn tra hướng tới xây dựng kế hoạch phát triển cây mắc ca một cách hợp lý phù hợp với các loại cơ cấu cây trồng khác. Riêng đầu ra, với mắc ca đang là sản phẩm mới đa dạng, nếu có cách đi đúng, có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp kết hợp thị trường trong nước và thế giới, khu vực thì cây mắc ca sẽ đứng vững, phát triển. Lai Châu đang phối hợp Hiệp hội mắc ca Việt Nam, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tính toán, xây dựng kế hoạch phù hợp với bước đi thận trọng dần đưa cây mắc ca vào trồng, phát triển giúp người dân giảm nghèo, từng bước làm giàu.


 

Tác giả: Phương Ly

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 660 | lượt tải:3193

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 768 | lượt tải:332

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2498 | lượt tải:281

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2012 | lượt tải:266

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2219 | lượt tải:262
Đường dây nóng
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay18,919
  • Tháng hiện tại320,413
  • Tháng trước:639,542
  • Tổng lượt truy cập15,732,841
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down