Châu Á cần danh mục các dự án PPP để thu hút đầu tư

Thứ hai - 27/02/2017 21:48 555 0
(BĐT) - Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tới năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển sẽ vượt 22,6 nghìn tỷ USD, tương đương 1,5 nghìn tỷ USD/năm nếu khu vực này muốn duy trì đà tăng trưởng. Nếu tính cả chi phí giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu, các số liệu ước tính tăng lên hơn 26 nghìn tỷ USD, tương đương 1,7 nghìn tỷ USD/năm.
Tới năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển sẽ vượt 22,6 nghìn tỷ USD. Ảnh: Tường Lâm
Tới năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển sẽ vượt 22,6 nghìn tỷ USD. Ảnh: Tường Lâm

Ông Takehiko Nakao, Chủ tịch ADB phát biểu, nhu cầu về cơ sở hạ tầng ở khu vực này đã vượt xa rất nhiều so với mức cung hiện thời. Châu Á cần xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng để thiết lập tiêu chuẩn chất lượng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ứng phó thách thức cấp bách toàn cầu là biến đổi khí hậu.

Báo cáo của ADB với nhan đề “Đáp ứng nhu cầu về cơ sở hạ tầng của châu Á” vừa được công bố đã tập trung vào nghiên cứu, rà soát toàn diện các hoạt động đầu tư và cổ phiếu cơ sở hạ tầng hiện thời, nhu cầu đầu tư tương lai trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông, viễn thông, nước và vệ sinh.

Theo đó, hiện tại, mỗi năm khu vực này đang cần đầu tư khoảng 881 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng (đối với 25 nền kinh tế có số liệu đầy đủ với 96% dân số khu vực). Khoảng thiếu hụt đầu tư cho cơ sở hạ tầng – chênh lệch giữa nhu cầu đầu tư và mức đầu tư hiện thời – tương đương 2,4% GDP dự kiến cho giai đoạn 2016 – 2020.

ADB nhận định, những cải cách về thể chế và quy định là cần thiết để giúp cơ sở hạ tầng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư tư nhân và tạo ra một danh mục các dự án hợp tác công – tư (PPP) khả thi để đầu tư. Các nước nên triển khai những cải cách liên quan tới PPP như ban hành các luật về PPP, hợp lý hóa quy trình mua sắm đấu thầu trong PPP, giới thiệu các cơ chế giải quyết tranh chấp, và thiết lập các đơn vị độc lập về PPP của chính phủ. Các nước cũng cần tăng cường các thị trường vốn để giúp hướng luồng tiền tiết kiệm đáng kể của khu vực vào các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng tạo ra hiệu quả.

Các ngân hàng đa phương (MDBs) ước tính đã hỗ trợ 2,5% vốn đầu tư cơ sở hạ tầng tại châu Á, nếu không tính Trung Quốc và Ấn Độ thì phần đóng góp của MDBs tăng lên khoảng hơn 10%. Được biết, MDBs hiện đang gia tăng quy mô các hoạt động với 1 tỷ lệ tài trợ ngày càng cao cho những dự án cơ sở hạ tầng của khu vực tư nhân. Cùng với đó, MDBs sẽ thúc đẩy các chính sách tạo thuận lợi cho đầu tư, cũng như những cải cách về thể chế và quy định.

Tác giả: Trần Tuyết

Nguồn tin: www.baodauthau.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 393 | lượt tải:1394

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 635 | lượt tải:297

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2249 | lượt tải:266

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 1834 | lượt tải:249

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2004 | lượt tải:248
Đường dây nóng
  • Đang truy cập157
  • Hôm nay20,959
  • Tháng hiện tại441,184
  • Tháng trước:698,284
  • Tổng lượt truy cập14,434,828
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down