Hiệu ứng tích cực của cải thiện môi trường kinh doanh

Thứ hai - 22/01/2018 02:50 306 0
(BĐT) - Kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017 cho thấy, số doanh nghiệp (DN) mới thành lập tăng cả về số lượng và số lao động, điều này chứng tỏ môi trường kinh doanh có dấu hiệu cải thiện tốt và thể hiện tinh thần về một Nhà nước kiến tạo. 
Ảnh Internet
Ảnh Internet

Song, xét theo quy mô lao động, tỷ trọng các DN vừa và nhỏ tăng, trong khi tỷ trọng lao động giảm cho thấy quy mô DN đang nhỏ dần.

Số DN và việc làm đều tăng

Ông Nguyễn Trung Tiến, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ thuộc Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến ngày 1/7/2017, cả nước có gần 5,9 triệu đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp, tăng 13,7% so với năm 2012. Số lượng lao động trong các đơn vị là 26,9 triệu người, tăng 18,5% (tăng 4,2 triệu người) so với năm 2012.

DN là khu vực dẫn đầu về mức tăng số lượng và thu hút lao động. Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tính đến 1/7/2017 là 5,1 triệu, tăng chậm hơn nhiều so với thời kỳ trước (11,2%), thu hút 8,7 triệu lao động, tăng 9% so với 2012. Các đơn vị hành chính, sự nghiệp có mức tăng số lượng đơn vị và lao động đều thấp hơn năm 2012 với 2,3% và 11,3% (năm 2012 tăng 5,7% và 20,5% so với năm 2007).

Đối với khu vực DN và hợp tác xã, số lượng DN ngoài nhà nước và DN FDI tăng, DN nhà nước giảm với tốc độ chậm.

Tính đến 1/1/2017, trong tổng số 518.000 DN đang tồn tại và thu thập được số liệu qua Tổng điều tra, có 12,8 nghìn DN đang trong giai đoạn đầu tư, 505 nghìn DN thực tế đang hoạt động, tăng 55,6% so với Tổng điều tra năm 2012.

Khu vực DN ngoài nhà nước có số lượng DN lớn nhất với 500 nghìn DN, tăng 52,2% so với năm 2012. Số lượng DN FDI là 14,6 nghìn, tăng mạnh nhất với tỷ lệ tăng 54,2% so với thời điểm 1/1/2012. Số lượng DN hoạt động chỉ còn 2.701 DN, giảm 18,3% so với năm 2012 do thực hiện chủ trương cổ phần hóa.

Xét theo quy mô lao động, tại thời điểm 1/1/2017 cả nước có hơn 10 nghìn DN lớn, tăng 29% so với năm 2012. DN vừa tăng 23,6%, DN nhỏ tăng 21,2% và DN siêu nhỏ tăng tới 65,5% so với năm 2012. Đáng chú ý là tỷ trọng các DN vừa và nhỏ tăng tới 6 điểm phần trăm so với năm 2012 trong khi tỷ trọng lao động giảm 0,8 điểm phần trăm cho thấy quy mô DN đang nhỏ dần.

Tại buổi họp báo công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2017, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh, số DN mới thành lập tăng cả về số lượng và thu hút lượng lao động chứng tỏ môi trường kinh doanh có dấu hiệu cải thiện tốt và thể hiện tinh thần về một Nhà nước kiến tạo.

Ông Lâm cho biết, nếu xem về quy mô lao động sẽ thấy, nhìn chung lao động bình quân trên một đơn vị kinh tế thay đổi không đáng kể so với năm 2012 và có sự khác biệt giữa các đơn vị kinh tế và khối hành chính, sự nghiệp.

Riêng các DN FDI tăng bình quân 15 người/DN so với năm 2012. Khu vực kinh tế tập thể và cá thể đều có sự giảm nhẹ. "Điều này cũng phù hợp với xu hướng cổ phần hóa DN nhà nước và khuyến khích DN ngoài nhà nước, kinh tế tư nhân phát triển", ông Lâm nhận xét. 

Giải quyết điểm nghẽn thông tin về kinh tế ngầm

Ông Nguyễn Bích Lâm cho biết, Chính phủ đã giao Tổng cục Thống kê thu thập số liệu, tính toán, đánh giá khu vực kinh tế phi chính thức để bổ sung vào cách tính GDP. Cơ quan này đã xây dựng đề án và đang trình Chính phủ xem xét, phê duyệt để giải quyết điểm nghẽn thông tin này.

Với các thông tin của một số chuyên gia cho rằng, quy mô khu vực phi chính thức ở Việt Nam chiếm khoảng 30% toàn nền kinh tế, ông Lâm khẳng định: “Không thể cao tới con số này. Cần xem lại phương pháp tính và đặt trong bối cảnh toàn bộ nền kinh tế. Ví dụ ở các nước khác thì hoạt động đánh bài, mại dâm là hợp pháp trong khi đó ở Việt Nam là phi pháp". Do đó, Tổng cục Thống kê sẽ trao đổi với các bộ, ngành liên quan để thống nhất quan niệm thế nào là hoạt động kinh tế phi pháp và cách thu thập thông tin như thế nào.

Được biết, khu vực kinh tế phi chính thức chỉ là một trong 5 thành tố của khu vực kinh tế chưa được quan sát, gồm kinh tế ngầm, phi chính thức, phi pháp, hộ gia đình tự sản tự tiêu và hoạt động kinh tế chưa thống kê được do bỏ sót. Hiện cơ quan thống kê đã thu thập, tính toán và xử lý được dữ liệu 3 thành tố là phi chính thức, kinh tế gia đình tự sản, tự tiêu và hoạt động kinh tế bị bỏ sót.

Ông Lâm cho biết thêm, việc bổ sung hoạt động kinh tế phi chính thức vào GDP sẽ khiến nợ công tăng cao là lo lắng hoàn toàn không có cơ sở. Bởi, khi bổ sung các dữ liệu thì quy mô GDP sẽ tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ không ảnh hưởng nhiều.

 

Tác giả: Hải Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 510 | lượt tải:2193

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 715 | lượt tải:314

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2367 | lượt tải:271

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 1918 | lượt tải:258

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2115 | lượt tải:255
Đường dây nóng
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay14,525
  • Tháng hiện tại265,447
  • Tháng trước:779,242
  • Tổng lượt truy cập15,038,333
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down