2 nhóm nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thứ ba - 30/01/2018 02:26 255 0
Các nhiệm vụ và quyền hạn này liên quan đến việc Ủy ban vừa có tư cách là một cơ quan thuộc Chính phủ, vừa là một cơ quan đại diện chủ sở hữu theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Dự kiến Nghị định sẽ được trình Chính phủ vào quý I/2018
Dự kiến Nghị định sẽ được trình Chính phủ vào quý I/2018

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục rút gọn quy định tại Điều 148 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Dự thảo Nghị định quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ có tên gọi "Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp".

Trong đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban bao gồm cả các nhiệm vụ, quyền hạn đặc thù trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác và với doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu.

Để giúp Chính phủ thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong bối cảnh Luật Tổ chức Chính phủ không còn quy định các bộ, cơ quan ngang bộ có chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, cần thành lập một cơ quan đại diện chủ sở hữu dưới hình thức cơ quan thuộc Chính phủ.Dự thảo Nghị định gồm 4 Chương và 13 Điều. Trong đó, Chương I: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; Chương II: Nhiệm vụ, quyền hạn đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chương III: Giám sát và quản lý nhà nước đối với Ủy ban; Chương IV: Điều khoản thi hành quy định về đối tượng doanh nghiệp chuyển giao.

Dự thảo quy định: Chính phủ thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban có chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp theo phân công của Chính phủ phù hợp với quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, số 69/2014/QH13 và pháp luật có liên quan.

Theo dự thảo Nghị định, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có 02 nhóm nhiệm vụ và quyền hạn:

Một là, với tư cách một cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban có các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị định số 10/2016/NĐ-CP về cơ quan thuộc Chính phủ.

Hai là, với tư cách một cơ quan đại diện chủ sở hữu của Luật số 69/2014/QH13, Ủy ban có các nhiệm vụ, quyền hạn tham gia giúp Chính phủ thực hiện các quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước quy định tại Điều 40 Luật số 69/2014/QH13, giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước quy định tại Điều 41 Luật số 69/2014/QH13. Trực tiếp thực hiện các quyền và trách nhiệm đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp quy định tại Điều 42 và 43 Luật số 69/2014/QH13.

Về nhiệm vụ và quyền hạn đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu, trên cơ sở quy định của Luật doanh nghiệp, Luật số 69/2014/QH13, Dự thảo quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của Ủy ban trên các mặt: Thành lập, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản doanh nghiệp; Điều lệ, vốn điều lệ; Chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; Quản lý cán bộ, lao động, tiền lương của doanh nghiệp; Đầu tư, tài chính; Giám sát và đánh giá doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp.

Về nhiệm vụ, quyền hạn đặc thù của Ủy ban về quản lý tài chính, tài sản, theo quan điểm của cơ quan soạn thảo, Ủy ban là một tổ chức đặc biệt của Chính phủ, vừa là cơ quan thuộc Chính phủ, vừa là một cơ quan đại diện chủ sở hữu có nhiệm vụ quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

Vì vậy, để Ủy ban thực hiện các nhiệm vụ đặc thù được giao, Dự thảo kiến nghị Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động tài chính của Ủy ban theo nguyên tắc: Ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban, bao gồm cả chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên.

Nguồn chi ngân sách nhà nước được cân đối trong khoản thu ngân sách nhà nước từ cổ phần hoá, sắp xếp, thoái vốn nhà nước, cổ tức, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu. Bên cạnh chế độ tiền lương theo quy định, cơ quan chuyên trách có phần thu nhập bổ sung gắn với hiệu quả quản lý vốn nhà nước và năng suất lao động của các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu…

Dự thảo Nghị định cũng quy định chi tiết về việc Giám sát hoạt động của Ủy ban; Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban trong mối quan hệ với các bộ, cơ quan ngang bộ; Chuyển giao doanh nghiệp từ các bộ, UBND cấp tỉnh. Dự kiến dự thảo Nghị định sẽ được trình Chính phủ vào quý I/2018./.


 

Tác giả: Kim Hiền

Nguồn tin: kinhtevadubao.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 659 | lượt tải:3193

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 766 | lượt tải:332

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2497 | lượt tải:281

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2010 | lượt tải:266

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2219 | lượt tải:262
Đường dây nóng
  • Đang truy cập142
  • Hôm nay16,837
  • Tháng hiện tại310,226
  • Tháng trước:639,542
  • Tổng lượt truy cập15,722,654
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down