Triển vọng cây xóa đói giảm nghèo ở Lai Châu

Thứ hai - 24/10/2016 04:17 295 0
Sau hơn 7 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TU, ngày 05/11/2008 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, đến nay, cây cao su đã và đang khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.
Người dân xã Hoang Thèn, huyện Phong Thổ thu hoạch mủ cao su.
Người dân xã Hoang Thèn, huyện Phong Thổ thu hoạch mủ cao su.

Lễ khai thác mủ cao su tại nông trường Lùng Thàng, xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phối hợp với tỉnh Lai Châu tổ chức ngày 17/10 không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và tỉnh Lai Châu mà còn đáp ứng niềm mong mỏi của bà con các dân tộc đã tham gia góp đất để trồng, phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh. Anh Vàng Văn Bô – Công nhân Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu chia sẻ: “Được nhận vào làm công nhân từ ngày Công ty mới được thành lập, đến nay nhìn những dòng nhựa trắng chảy ra từ cây trồng mà chúng tôi đã vun trồng, chăm sóc bấy lâu nay, tôi thật sự rất vui mừng, phấn khởi. Hiện nay, thu nhập của chúng tôi mỗi tháng được hơn 3 triệu đồng, nhưng khi những dòng nhựa trắng kia được xuất bán thì thu nhập chắc chắn sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng làm việc thật tốt, bảo vệ sản phẩm để có thu nhập ổn định, đóng góp vào sự phát triển của cây cao su trên đồng đất quê hương mình”.

Đến hết năm 2015, toàn tỉnh đã triển khai trồng được 13.058,8ha, trong đó có hơn 2.000ha diện tích cây cao su đến tuổi khai thác. Với cơ cấu giống đã lựa chọn phù hợp điều kiện tiểu khí hậu từng vùng như: IAN 873, RRIV 1, RRIM 712, RIC, PB 260, GT1, RRIM 600; VNg 77-2, VNg 77-4, IAN 873. Qua 7 năm bám rễ trên đồng đất Lai Châu, cây cao su đã bước đầu đem lại hiệu quả rõ rệt trong chiến lược xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng cao trong tỉnh. Không chỉ khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi, cây cao su còn góp phần thay đổi tập quán sản xuất của bà con; thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Từng bước ổn định và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho người dân trong vùng trồng cao su.

Cùng với đó, các ngành chức năng trong tỉnh, huyện còn phối hợp với các công ty cao su đóng chân trên địa bàn vận động bà con thực hiện trồng xen các loài cây như: đậu tương, lạc, lúa nương, khoai sọ... trên nương cao su để góp phần giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho bà con Nhân dân trong thời gian 3 năm đầu trồng cao su, vừa giúp cải tạo, bảo vệ đất... Đến nay, toàn tỉnh có tổng diện tích đã trồng xen các loài cây trên nương cao su là 1.732ha với năng suất bình quân đạt: lúa nương 11 tạ/ha, lạc 8 tạ/ha, đậu tương 8,5 tạ/ha, khoai sọ 62 tạ/ha... Đến năm 2015 đã có 2.339 lao động làm việc tại các công ty cao su, trong đó có trên 90% số lao động là người dân tộc thiểu số, mức thu nhập bình quân là 2,2 triệu đồng/người/tháng; ngoài ra còn có hàng nghìn lượt lao động thời vụ (thu nhập bình quân khoảng 100.000 đến 150.000 đồng/người/ngày).

Với những kết quả đã đạt được, cây cao su đang mở ra hướng đi mới, triển vọng trong sản xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; yên tâm sản xuất, xoá đói, giảm nghèo, giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia, góp phần xây dựng Lai Châu ngày càng văn minh, giàu đẹp.

UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng cao su đại điền tỉnh Lai Châu đến năm 2020 tại Quyết định số 1109/QĐ-UBND, ngày 22/9/2011, với định hướng quy hoạch trồng cao su ở các tiểu vùng như sau:  Tiểu vùng I: Quy hoạch diện tích 26.000ha trên địa bàn 10 xã vùng thấp huyện Sìn Hồ gồm: Ma Quai, Nậm Tăm, Nậm Cha, Nậm Cuổi, Căn Co, Noong Hẻo, Nậm Hăn, Nậm Mạ, Pu Sam Cáp và một phần xã Tả Ngảo để trồng 11.500 ha. Tiểu vùng II: Quy hoạch diện tích 3.000ha trên địa bàn 5 xã thuộc lưu vực sông Nậm Na huyện Phong Thổ gồm: Mường So, Nậm Xe, Khổng Lào, Hoang Thèn và Huổi Luông để trồng 1.600ha cao su. Tiểu vùng III: Quy hoạch diện tích 14.000ha trên địa bàn 10 xã thuộc lưu vực sông Nậm Na huyện Sìn Hồ gồm: Chăn Nưa, Lê Lợi, Pú Đao, Xà Dề Phìn, Pa Tần, Nậm Ban, Tủa Sín Chải, Làng Mô, Tả Phìn, Hồng Thu để trồng 6.500ha cao su. Tiểu vùng IV: Quy hoạch diện tích 15.000ha trên địa bàn 06 xã huyện Mường Tè, gồm các xã: Nậm Hàng, Nậm Manh, Mường Mô, Kan Hồ, Nậm Khao và Mường Tè để trồng 7.000ha cao su. Tiểu vùng V: Quy hoạch diện tích 7.000ha trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Tân Uyên: xã Pắc Ta; huyện Than Uyên: xã Phúc Than, Mường Than, Mường Cang và thị trấn Than Uyên để trồng 3.400ha cao su.


 

Tác giả: Nguyễn Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 737 | lượt tải:3611

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 838 | lượt tải:347

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2650 | lượt tải:290

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2092 | lượt tải:275

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2255 | lượt tải:265
Đường dây nóng
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay14,227
  • Tháng hiện tại321,963
  • Tháng trước:580,744
  • Tổng lượt truy cập16,315,135
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down