Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh mặc dù thách thức đang gia tăng

Thứ năm - 29/09/2016 04:42 243 0
(MPI) – Theo Báo cáo Cập nhật Triển vọng Kinh tế Châu Á (ADOU) 2016 công bố ngày 27/9/2016 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam tiếp tục vận hành tốt nhưng đang bị cản trở bởi một số thách thức.
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI
Ảnh minh họa. Nguồn: MPI

Theo Báo cáo, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang vận hành tương đối tốt trong bối cảnh có nhiều thách thức song vẫn có một số vấn đề cần phải giải quyết để bảo đảm duy trì tăng trưởng bền vững. Trong sáu tháng đầu năm 2016, Việt Nam đạt mức thặng dư thương mại hàng hóa lớn, ước tính tương đương 8,2% GDP. Đây là bước cải thiện đáng kể so với năm 2015, phản ánh sự tăng trưởng tiếp tục trong xuất khẩu, trong khi nhu cầu nhập khẩu giảm bớt. Tuy nhiên, sự giảm sút của ngành nông nghiệp và khai khoáng trong nửa đầu năm 2016 được dự báo sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm xuống còn 6,0% trong năm 2016 và 6,3% năm 2017.

Đại diện ADB tại Việt Nam cho biết, hạn hán ở khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, cùng với giá cả hàng hóa toàn cầu thấp đã làm chậm nhịp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nửa đầu năm 2016, nhưng các ngành khác có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Lĩnh vực chế tạo tăng trưởng hai con số do các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài mới đẩy mạnh sản xuất và tăng trưởng trong ngành dịch vụ do thương mại trong nước gia tăng, ngân hàng tăng cường cho vay và du khách đến Việt Nam tăng 25%.

Theo đó, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được kỳ vọng tăng trong sáu tháng cuối năm 2016 là nhờ sự gia tăng mạnh hơn của dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu, tăng trưởng tín dụng trong nước, sự phục hồi nhẹ trong nông nghiệp và việc đẩy mạnh giải ngân các khoản chi đầu tư cơ bản trong các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng quốc gia.

Làn sóng ngân hàng tăng cường cho vay gần đây củng cố thêm tầm quan trọng của những nỗ lực thắt chặt quy định nhằm ngăn chặn sự gia tăng các rủi ro của khu vực tài chính. Những nỗ lực này sẽ được hỗ trợ bởi việc áp dụng dần dần các tiêu chuẩn điều tiết khắt khe hơn đó là áp dụng Hiệp ước vốn (Basel II) trong vòng 12 – 18 tháng tới.

Hơn nữa, để giảm nhẹ áp lực nợ công, cần củng cố chính sách tài khóa theo hướng tạo thuận lợi cho tăng trưởng, bao gồm hợp lý hóa chi thường xuyên và thắt chặt chi phí tiền lương cho khu vực công. Tỷ lệ chi hành chính trên tổng chi ngân sách nhà nước đã tăng từ mức trung bình 8% trong giai đoạn 2007-2009 lên tới 11% trong giai đoạn 2013-2016./.

Tác giả: Minh Trang-Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 662 | lượt tải:3201

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 769 | lượt tải:333

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2500 | lượt tải:281

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2013 | lượt tải:267

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2219 | lượt tải:262
Đường dây nóng
  • Đang truy cập58
  • Hôm nay18,383
  • Tháng hiện tại334,736
  • Tháng trước:639,542
  • Tổng lượt truy cập15,747,164
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down