Giảm nghèo đa chiều: Những khó khăn thách thức

Thứ tư - 19/07/2017 04:40 355 0
(laichau.gov.vn) Theo Quyết định số 59/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 có hiệu lực từ ngày 5/1/2016. Đây là cơ hội giúp hộ nghèo tiếp cận đầy đủ hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên, việc chuyển đổi tiêu chí nghèo từ đơn chiều sang đa chiều đã đặt ra không ít thách thức cho các địa phương trong thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững.
Người dân xã San Thàng, Thành phố Lai Châu sử dụng máy móc trong sản xuất
Người dân xã San Thàng, Thành phố Lai Châu sử dụng máy móc trong sản xuất

Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, cách tiếp cận hộ nghèo có sự thay đổi từ đơn chiều sang đa chiều. Theo đó, các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 bao gồm các tiêu chí về thu nhập và tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản gồm 05 dịch vụ: Y tế; giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): Tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin...

Chuẩn hộ nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 ở khu vực nông thôn phải là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Ở Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Hộ cận nghèo đối với  khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Mức chuẩn nghèo là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác trong giai đoạn 2016-2020. Việc chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo theo cách tiếp cận đa chiều sẽ tạo điều kiện để nhận dạng đối tượng nghèo chính xác, cụ thể hơn, tăng cường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân để có giải pháp hỗ trợ phù hợp hơn với nhu cầu và đặc tính của hộ nghèo, hộ cận nghèo. Việc chuyển đổi đánh giá nghèo từ đơn chiều sang đa chiều nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu. Đồng thời, đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, từng bước giảm nghèo bền vững.

Theo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo tại thời điểm 1/1/2016 tổng số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh là 36.094 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 40,4%; số hộ cận nghèo là 8.982 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo là 10,05%. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã từng được hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, nâng thu nhập bình quân đầu người lên trên chuẩn và đã thoát nghèo, nay lại tái nghèo do không đáp ứng các tiêu chí theo quy định mới. Mặt khác, hiện toàn tỉnh có 6/8 huyện, thành phố nằm trong 62 huyện nghèo nhất cả nước theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và có 75 xã đặc biệt khó khăn, 617 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh, phục vụ sản xuất còn thiếu. Sản xuất nông nghiệp nhiều nơi vẫn còn phụ thuộc vào thiên nhiên; việc chuyển đổi ngành nghề thay thế cho sản xuất nông nghiệp thuần nông còn hạn chế; trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật chưa cao...

Công tác giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Tuy nhiên việc thực hiện các tiêu chí trong Quyết định 59/QĐ - TTG của Chính phủ về giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 đòi hỏi toàn diện hơn trên tất cả các lĩnh vực và phải đảm bảo các yếu tố như: Giáo dục, y tế, điều kiện sống về nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, thông tin… Trong khi đó áp dụng các yếu tố giảm nghèo đa chiều ở nhiều địa phương trong tỉnh còn thiếu và yếu. Đó là một trong thách thức lớn đối với cấp ủy chính quyền địa phương trong tỉnh trong việc đề ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp hơn với nhu cầu, đặc tính của hộ nghèo, cận nghèo; tạo cơ hội cho để các địa phương thực hiện bền vững hơn các chính sách giảm nghèo. Việc xác định nghèo theo chuẩn đa chiều sẽ tạo ra thêm nhiều thách thức mới cho công tác xóa đói giảm nghèo, nhưng đó cũng là những cơ hội để ngành chức năng nhìn nhận đúng bản chất, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, từ đó có thêm nhiều giải pháp và cách tiếp cận để thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo một cách thực chất và bền vững.

Để công tác giảm nghèo theo tiêu chí giảm nghèo đa chiều, ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: Với vai trò là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh về giảm nghèo thời gian tới Sở sẽ tích cực tham mưu cho UBND tỉnh các Kế hoạch, Đề án, Nghị quyết nhằm tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng trong việc triển khai cụ thể hóa đưa Nghị quyết để các cấp các ngành vào cuộc sống; tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, tập trung huy động tối đa các nguồn lực của Trung ương và địa phương cho đầu tư các cơ sở vật chất và đầu tư cho xóa đói giảm nghèo tập trung vào hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, khuyến nông, khuyến lâm, gắn với phát triển nông nghiệp kết hợp với các mô hình xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác kiểm tra giám sát các nguồn vốn đầu tư đảm bảo đúng mục đích, tiến độ...

Với những giải pháp về giảm nghèo đa chiều, hy vọng công cuộc giảm nghèo của tỉnh sẽ đạt được những kết quả tích cực, tạo động lực để Nhân dân trên địa bàn tỉnh tích cực thi đua phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

 

Tác giả: Nguyễn Nga

Nguồn tin: /www.laichau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 738 | lượt tải:3612

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 840 | lượt tải:347

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2653 | lượt tải:291

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2093 | lượt tải:275

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2258 | lượt tải:265
Đường dây nóng
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay18,802
  • Tháng hiện tại327,725
  • Tháng trước:580,744
  • Tổng lượt truy cập16,320,897
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down