Cần thêm nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 12/12/2016 22:26 182 0
(BLC) - Năm 2011, bắt tay xây dựng nông thôn mới (NTM), 9 xã của huyện Tân Uyên mới chỉ đạt bình quân 4,89 tiêu chí NTM. Hết năm 2016 đã đạt 15 tiêu chí/xã, 3 xã đạt chuẩn NTM. Đó chính là thành quả từ lãnh, chỉ đạo, triển khai đúng hướng của cấp ủy, chính quyền trong thực hiện phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”.
Vùng chè nguyên liệu rộng gần 2.000ha - một trong những lợi thế để huyện thực hiện tiêu chí thu nhập.
Vùng chè nguyên liệu rộng gần 2.000ha - một trong những lợi thế để huyện thực hiện tiêu chí thu nhập.

Bước đệm vững chắc

Tìm hiểu chúng tôi được biết, xây dựng NTM, huyện Tân Uyên có bước đệm khá vững chắc cả về nguồn nhân lực và tiềm năng phát triển. Đó là bộ máy lãnh đạo từ huyện đến cơ sở tâm huyết, trách nhiệm; 10 dân tộc anh em cùng sinh sống đoàn kết, đồng lòng. Mặc dù kinh tế chủ yếu là phát triển nông, lâm nghiệp nhưng có điểm nhấn rõ rệt với 2 vùng kinh tế chủ yếu: các xã dọc tuyến quốc lộ 32 và các xã phía Tây vùng lòng hồ thủy điện Bản Chát. Đối với vùng 1 tập trung sản xuất hàng hóa, phát triển vùng chè nguyên liệu gắn với 3 nhà máy chế biến có diện tích vùng chè gần 2.000ha; lúa hàng hóa quy hoạch 690ha (khẩu ký, séng cù, nếp cò giàng); phát triển chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm theo hướng gia trại, trang trại; tập trung phát triển thương mại, dịch vụ và chế biến nông, lâm sản. Quan trọng hơn là đã xây dựng thành công thương hiệu chè và gạo séng cù.

 

Với vùng kinh tế thứ 2 chủ yếu phát triển kinh tế lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc và khai thác thủy sản, hàng năm sản lượng khai thác ước đạt 196 tấn; chăn nuôi đại gia súc, gia cầm; phát triển lâm nghiệp, chú trọng trồng rừng thay thế (quế, sơn tra)…

Huyện đã hoàn thành quy hoạch 5 khu, 19 điểm tái định cư thuộc 6 xã, 1 thị trấn; thực hiện di dân tập trung cho 1.187 hộ thuộc 27 bản nằm trong vùng ngập lòng hồ đến các khu, điểm tái định cư, đảm bảo tiến độ tích nước lòng hồ.

Chọn xã điểm thực hiện

Xác định xây dựng NTM là cả quá trình, phải thực hiện đúng, trúng, từng bước chậm nhưng chắc, ngoài triển khai đồng bộ, đa dạng hình thức tuyên truyền, vận động, huyện lựa chọn 2 xã điểm tập trung thực hiện. Đó là xã Phúc Khoa (năm 2011 đạt 6/19 tiêu chí NTM), Phúc Khoa (đạt 7/19 tiêu chí NTM). Từ nguồn lực đầu tư về vốn (trực tiếp từ Chương trình và vốn lồng ghép), cấp ủy, chính quyền 2 xã tích cực chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia hưởng ứng trên tinh thần “mình làm mình hưởng” và chung tay xây dựng quê hương. Nhờ sự góp công, góp sức, hiến đất, các công trình phúc lợi xã hội dần hoàn thành trước sự mãn nguyện, hồ hởi của Nhân dân, góp phần tô điểm cho bản làng thêm khởi sắc. Cùng với đó, các lĩnh vực: giáo dục, y tế, văn hóa… được chú trọng đầu tư, phát triển. Kết quả, năm 2015, 2 xã đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn quốc gia về NTM.

Đến năm 2016, huyện tiếp tục chỉ đạo các xã phát huy nội lực, phân bổ lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Qua đó, chất lượng một số tiêu chí được nâng lên. Điển hình là tiêu chí giao thông với nguồn vốn phân bổ là 1.146 triệu đồng cho 2 xã thực hiện xây dựng đường giao thông nông thôn; tiêu chí thu nhập của xã Phúc Khoa ước đạt 22,5 triệu đồng (tăng 6,5 triệu đồng so với năm 2015), Nậm Cần đạt 18 triệu đồng/người/năm (tăng 4 triệu đồng so với năm 2015).

Tại xã Nậm Cần, thực hiện tiêu chí thu nhập, cấp ủy, chính quyền xã đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, truyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, giúp nhau xóa đói giảm nghèo. 9 tháng đầu năm nay, xã đã triển khai thực hiện hỗ trợ mô hình nuôi bò sinh sản cho 15 hộ dân ở bản Phiêng Áng với tổng kinh phí gần 600 triệu đồng. Hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng có giá trị kinh tế cao cho 78 hộ gia đình thuộc 4 bản tái định cư (Phiêng Lúc, Phiêng Tòng, Bằng Mai, Phiêng Áng). Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển trồng rừng thay thế, Nhân dân trồng mới 262ha quế, 55ha cây sơn tra…

Do chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo các xã tăng: Nậm Cần từ 17,3% (năm 2015) lên 21,9% (năm 2016); Phúc Khoa từ 7,6% lên 18,8%. Do đó, các xã  không đạt tiêu chí hộ nghèo theo quy định và như vậy chỉ đạt 18/19 tiêu chí NTM (tụt tiêu chí hộ nghèo).

Năm nay, huyện tiếp tục lựa chọn xã Pắc Ta thực hiện điểm xây dựng NTM. Năm 2011 xã có 7 tiêu chí đạt chuẩn, đến năm 2015 tăng lên 13 tiêu chí. Phấn đấu đạt kế hoạch đề ra, huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động nguồn lực tại chỗ để duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, thực hiện các tiêu chí chưa đạt. Đến nay, xã đã đạt 19 tiêu chí NTM (nếu tính tiêu chí hộ nghèo theo đơn chiều đảm bảo đạt dưới 12%). Có thể kể đến tiêu chí thủy lợi, xã có 25km kênh mương, kiên cố hóa 22km (đạt 88%, đáp ứng tưới 93% diện tích đất sản xuất). Xã cũng thành lập Ban quản lý thủy lợi xã và 16 tổ thủy lợi bản. Tiêu chí cơ sở vật chất, trong năm 2016 huyện đầu tư thêm 7 nhà văn hóa bản, nâng tổng số nhà văn hóa của xã lên 15 nhà, riêng bản Phiêng Ban sử dụng chung với nhà văn hóa bản Pắc Lý…

Xã Pắc Ta tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân. Hiệu quả thể hiện rõ nét ở việc đời sống người dân từng bước nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn giai đoạn 2011 - 2015 giảm trung bình 4%/năm, hết năm 2015 là 15,6%). Dù vậy, nếu tính theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều thì Pắc Ta lại có tỷ lệ hộ nghèo là 23,8%.

Bản thân hộ nghèo đã là tiêu chí khó đối với các địa phương khi mà nguồn nội lực chưa thực sự chưa đủ mạnh; còn một bộ phận Nhân dân trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, thiếu tinh thần tự vươn lên… Đây cũng là vấn đề chung của các xã thực hiện NTM trong tỉnh. Chính vì vậy, rất cần sự đầu tư, hỗ trợ, cầm tay chỉ việc nhiều hơn nữa của cả hệ thống chính trị để người dân vươn lên từ đồng đất.

Xây dựng kế hoạch dài hơi

Mặc dù Nhà nước đã triển khai rất nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao mức sống cho người dân, tuy nhiên có thể thấy rõ hiệu quả rõ nét, đầy đủ các lĩnh vực nhất vẫn là Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Với 19 tiêu chí NTM đã bao hàm tất cả các lĩnh vực và đòi hỏi sự nỗ lực, đồng lòng của cả hệ thống chính trị. “Khó vạn lần dân liệu cũng xong” - câu nói ấy của Bác Hồ khẳng định chân lý đúng đắn trong Chương trình này. Ngày càng có nhiều “con đường nối những bờ vui”; mùa nối mùa, cây lúa lên bờ cây màu xuống ruộng, thóc gạo đầy bồ; rừng được trồng mới, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc; công tác xã hội hóa giáo dục thu hút sự chung tay của phụ huynh, tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm cùng nhà trường làm tốt công tác giáo dục, nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ…

Theo ông Hà Trọng Hải - Chủ tịch UBND huyện Tân Uyên, quy định các xã đạt tiêu chí hộ nghèo phải có tỷ lệ dưới 12%, trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của huyện là 39,25%; tiêu chí thu nhập 22 triệu đồng/người/năm, hiện thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của huyện mới chỉ đạt 9,77 triệu đồng/người/năm. Vì vây, với điều kiện thực tiễn để thực hiện các tiêu chí là hết sức khó khăn. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho xây dựng NTM còn ít, trong khi nhu cầu lớn, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đường giao thông nội đồng, đường sản xuất vùng chè, quế, sơn tra; tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, ảnh hưởng đến năng suất lao động, chi phí sản xuất lớn, giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh kém…

Quyết tâm khắc phục khó khăn, vững bước trên con đường xây dựng NTM, năm 2017, huyện tiếp tục lựa chọn xã Thân Thuộc làm điểm đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM toàn huyện lên 4/9 xã; bình quân đạt 16,5 tiêu chí/xã. Trong đó, chia các nhóm tiêu chí: nhóm 1 đạt chuẩn NTM đủ 19 tiêu chí có 4 xã: Nầm Cần, Phúc Khoa, Pắc Ta và Thân Thuộc; nhóm 2 đạt từ 15 - 18 tiêu chí: 1 xã; nhóm 3 từ 10 - 14 tiêu chí: 4 xã.

Để đạt mục tiêu trên, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các công trình cơ sở hạ tầng. Đã thẩm định chủ trương đầu tư 7 công trình (6 công trình giao thông, 1 công trình nhà văn hóa bản) với tổng mức đầu tư 5.400 triệu đồng. Và dài hơi hơn giai đoạn 2018 - 2020 lựa chọn xã Trung Đồng đạt chuẩn NTM vào năm 2019, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 5 xã, bình quân đạt 17,67 tiêu chí/xã. Đến năm 2020 thực hiện 129 công trình hạ tầng các loại (7 công trình nước sinh hoạt, 4 công trình cầu treo, 18 công trình nhà văn hóa, 73 công trình đường giao thông, 21 công trình thủy lợi, 6 công trình trường học)…

Tin rằng, với những định hướng rõ ràng, lộ trình cụ thể, huyện Tân Uyên sẽ nối tiếp những thành công mới trên con đường xây dựng NTM.

 

Tác giả: Văn Ngọc

Nguồn tin:  www.baolaichau.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 370 | lượt tải:1267

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 620 | lượt tải:291

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2234 | lượt tải:263

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 1823 | lượt tải:243

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 1987 | lượt tải:244
Đường dây nóng
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay29,345
  • Tháng hiện tại280,521
  • Tháng trước:698,284
  • Tổng lượt truy cập14,274,165
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down