Luật Hỗ trợ DNNVV: “Món quà quý” cho doanh nghiệp

Thứ hai - 05/06/2017 22:31 701 0
- Nếu dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thông qua tại kỳ họp Quốc hội lần này sẽ là “món quà lớn cho doanh nghiệp”. Thông qua đó, góp thêm động lực để đạt được mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2020.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang cần một sự hỗ trợ tổng thể
Doanh nghiệp nhỏ và vừa đang cần một sự hỗ trợ tổng thể

Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông tại tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Doanh nghiệp được hưởng gì từ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa?” do Cổng Thông tin Chính phủ tổ chức ngày 06/06/2017.

Doanh nghiệp được hưởng lợi gì từ Luật Hỗ trợ DNNVV?

Phát biểu tại tọa đàm, ông Tô Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết, hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất khó khăn, trong đó có 6 khó khăn dai dẳng vẫn đeo bám doanh nghiệp, như: tiếp cận mặt bằng sản xuất, tín dụng, nhân lực, công nghệ, thị trường, khả năng tuân thủ các quy định hành chính pháp luật.

Ông Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp có công nghệ, có nhân lực, nhưng không tiếp cận được mặt bằng sản xuất, tín dụng, nên cũng không phát triển được. Điển hình như Nguyễn Hà Đông với Flappy Bird, mặc dù có công nghệ, có cả thị trường, nhưng vẫn phải bán cho nước ngoài để họ phát triển.

Với những khó khăn cố hữu đó, ông Nam cho rằng, sự ra đời của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa với những hỗ trợ cơ bản và toàn diện là vô cùng cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Thứ trưởng Đông chia sẻ: “Trong suốt quá trình soạn thảo, thẩm định, thông qua các kỳ hội thảo, hội nghị, trao đổi, tham luận, chúng tôi phải cân nhắc giữa 2 luồng ý kiến là: đưa ra luật khung hay là luật cụ thể, chi tiết. Cuối cùng, dự thảo Luật đã chọn phương án đồng thuận cao, vừa đảm bảo được luật khung luật ống, đảm bảo sự lâu dài, vừa cố gắng tối đa những gì có thể quy định chi tiết, thì quy định chi tiết”.Đồng tình với ý kiến trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết, đứng trên góc độ cơ quan soạn thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa chúng tôi đã làm hết sức để có thể tạo được sự đồng thuận nhằm thông qua Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa để trợ giúp cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được trình Quốc hội lần đầu tiên tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá 14, tháng 10/2016 để các đại biểu Quốc hội xem xét, có ý kiến. Đến ngày 23/05/2017, tại Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã thay mặt Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời các đại biểu quốc hội đã phát biểu ý kiến tiếp tục góp ý đối với dự thảo Luật; sau đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã phát biểu giải trình một số vấn đề được nêu trong các ý kiến góp ý của các đại biểu quốc hội. Trong thời gian này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Kinh tế Quốc hội để hoàn chỉnh dự thảo theo các ý kiến góp ý trước khi trình Quốc hội ấn nút thông qua dự kiến vào ngày 12/06/2017.

Thứ trưởng Đông cũng nhấn mạnh, cách tiếp cận của Luật là dựa trên sự phân tích nhu cầu thực tế của doanh nghiệp để xây dựng các chương trình hỗ trợ, chứ không phải đi từ cung là dựa trên khả năng của Nhà nước, địa phương có gì thì cấp phát.

Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho biết tư tưởng của dự thảo Luật là “hỗ trợ người đi hỗ trợ”. Ông khẳng định, không có chuyện mang “tiền tươi” cho một doanh nghiệp cụ thể nào.

Thứ trưởng giải thích rằng, trong quá trình góp ý cho dự thảo Luật, nhiều người đã hiểu sai ý nghĩa của việc hỗ trợ là “tiền ở đâu ra để đưa trực tiếp cho doanh nghiệp”.

Dự thảo Luật hướng đến việc tạo điều kiện để tồn tại những nhóm hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông tin, phân tích thị trường, chiến lược...

“Ví dụ như vải thiều Lục Ngạn, có người dân trồng 1ha, người thì trồng 5-10ha, nhưng họ lại không xác định được thị trường muốn gì, vì thế Nhà nước sẽ tạo điều kiện củng cố chuỗi giá trị bao quanh quả vải”, Thứ trưởng nói.

“Không thể trách người dân khi xảy ra các hiện tượng dư thừa trên thị trường, hỗ trợ người đi hỗ trợ chính là việc giúp cho các tổ chức cá nhân cung cấp thông tin, ai làm việc đó sẽ được tiếp cận nguồn lực nhà nước”, Thứ trưởng Đông bổ sung.

Đánh giá cao tư tưởng “hỗ trợ người đi hỗ trợ” của dự thảo Luật, ông Nguyễn Văn Phúc, tư tưởng “hỗ trợ người đi hỗ trợ” là một bước đột phá trong dự thảo Luật.  Cũng giống như hỗ trợ người nghèo, nếu Nhà nước đưa tiền trực tiếp thì chỉ giúp ích trong ngắn hạn, còn dài hạn là phải hỗ trợ doanh nghiệp để họ tạo công ăn việc làm cho người nghèo, từ đó có thu nhập ổn định nuôi gia đình.

“Hà tĩnh có mô hình rất hay, hỗ trợ hộ nuôi hươu, hộ càng nuôi nhiều, thì sẽ được hỗ trợ càng cao. Bởi, địa phương này quan niệm rằng, hỗ trợ nuôi hươu chính là hỗ trợ các bà con lao động trong hộ đấy”, ông Phúc nêu ví dụ.

Ông Phúc cũng đánh giá cao những hỗ trợ trong dự thảo Luật. Ông Phúc cho biết, khó khăn nhất trong xây dựng Luật không phải là đưa cho doanh nghiệp 1 khoản tiền nào đấy, mà chính là giúp doanh nghiệp có khả năng  tiếp cận các nguồn lực về đất đai, về tài chính, về tín dụng.

“Nhiều doanh nghiệp đã phản ánh với tôi rằng, số tiền được hỗ trợ từ giảm thuế còn không bằng tiền các doanh nghiệp phải chi ra để hoàn thiện thủ tục hỗ trợ. Do vậy, Luật hướng tới hỗ trợ về thủ tục, về tư vấn là hoàn toàn đúng đắn”.

Liệu có đạt được mục tiêu đến năm 2020 có 1 triệu doanh nghiệp?

Bàn về việc có đạt được mục tiêu đến năm 2020 cả nước có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế hay không? Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết,  5 tháng đầu năm 2017, có hơn 50.500 doanh nghiệp thành lập mới. Ước tính đến cuối năm 2017, thì cả nước có hơn 100.000 doanh nghiệp (chưa kể các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường”. Như vậy, từ nay đến năm 2020, mục tiêu này có thể đạt được, ít nhất là về mặt số lượng. Bởi hiện nay, Chính phủ và Quốc hội đang rất quyết tâm thực hiện mục tiêu này bằng việc ban hành nghị quyết số 19 và nghị quyết số 35 về cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

Đặc biệt, nếu dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sớm được thông qua và đi vào cuộc sống, thì khả năng đạt được mục tiêu sẽ càng cao. Bởi sẽ tạo động lực các hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp, đồng thời có tác động giảm chênh lệch giữa doanh nghiệp ra đời và chết đi.

Đồng tình với ý kiến trên, Thứ trưởng Đặng Huy Đông khẳng định, Luật được thông qua sẽ góp thêm động lực sớm đạt được mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế. Đây sẽ là một món quà cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.

Thứ trưởng Đông cũng nhắn nhủ rằng, gần đây báo chí hay thổi phồng những con số doanh nghiệp mất đi, gây hoang mang cho xã hội, chứ thực ra doanh nghiệp chết đi là bình thường, không riêng gì nước ta, mà hầu hết các nước trên thế giới đều như vậy.

“Nếu chúng ta phân tích hiệu số của doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp giải thể qua các năm, thì có thể thấy khoảng cách giữa 2 thành phần này đang ngày càng dãn ra. Nên việc doanh nghiệp giải thể như hiện nay là không đáng lo ngại. Chúng ta chỉ lo ngại khi hiệu số này âm”.

Thêm vào đó, nếu phân tích sâu hơn về con số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp giải thể, thì có thể thấy những chính sách của Chính phủ đã phát huy tác dụng và phản ánh ngay trên thị trường. Bằng chứng là con số các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh đang tăng, còn con số doanh nghiệp đầu tư vào phi sản xuất đang có xu hướng giảm, điển hình như lĩnh vực bất động sản.

“Như vậy, doanh nghiệp chết đi, chúng ta không nên chỉ đổ lỗi do môi trường kinh doanh. Bởi doanh nghiệp chết còn do rất nhiều nguyên nhân khác, như: doanh nghiệp muốn thay đổi ngành nghề kinh doanh, hoặc nhiều doanh nghiệp đã phá sản từ nhiều năm trước, nhưng ngại thủ tục giải thể phiền hà, nên bây giờ thủ tục đơn giản hơn, thì họ giải thể…”, Thứ trưởng giải thích.

Thứ trưởng tin rằng, mục tiêu đạt được 1 triệu doanh nghiệp trong nền kinh tế là hoàn toàn có thể, thậm chí còn nhiều dư địa hơn nữa để phát triển doanh nghiệp.

“Ở nước ta, 1 triệu doanh nghiệp, thì mới chỉ là 90 người/1 doanh nghiệp. Trong khi ở các nước phát triển, thì có 9-10 người dân/1 doanh nghiệp, còn ở những nước tầm trung, thì là 20-30 người/doanh nghiệp”.

Đại diện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Tô Hoài Nam cũng rất hy vọng vào Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được thông qua.

“Với những biện pháp hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi lên doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi liên kết sẽ tạo thành hệ thống tương hỗ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển”, ông Nam cho biết./.


 

Tác giả: Kim Hiền

Nguồn tin: kinhtevadubao.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 737 | lượt tải:3612

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 839 | lượt tải:347

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2650 | lượt tải:291

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2092 | lượt tải:275

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2256 | lượt tải:265
Đường dây nóng
  • Đang truy cập55
  • Hôm nay15,539
  • Tháng hiện tại323,275
  • Tháng trước:580,744
  • Tổng lượt truy cập16,316,447
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down