Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp: Tạo điều kiện chứ không thúc ép

Thứ hai - 03/07/2017 22:02 196 0

Khi môi trường kinh doanh thuận lợi cho các kế hoạch làm ăn lớn, “chiếc áo” hộ kinh doanh tự nhiên sẽ chật chội. Bàn tay của Nhà nước lúc này là thúc đẩy nhu cầu làm lớn, làm ăn chuyên nghiệp của các hộ kinh doanh.

Chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp: Tạo điều kiện chứ không thúc ép

Sẽ đến lúc phải thay áo

Ông Nguyễn Văn Khương, Chủ hộ kinh doanh than sạch ở Bắc Ninh đã không khỏi tiếc nuối khi kết thúc cuộc hẹn với Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mang tới một dự án sản xuất than sinh học từ phế thải lâm sản với các tiêu chí về bảo vệ môi trường, phát triển sản phẩm theo công nghệ mới, tổng vốn đầu tư dự tính khoảng 10 tỷ đồng, ông Khương và cộng sự chờ đợi sẽ tìm kiếm được sự hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để mở rộng sản xuất. Hộ của ông đã xong các bước sản xuất thử, đã cho ra sản phẩm đúng chất lượng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng Nhật Bản.

“Chúng tôi dự kiến sẽ xây dựng khoảng 12 lò than hóa, công suất khoảng 1,5 tấn/mẻ. Nhưng, kế hoạch có lẽ phải thay đổi. Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trả lời là hộ kinh doanh không thuộc diện được nhận hỗ trợ của Quỹ”, ông Khương tiếc nuối.

Đây là điều mà ông Khương và nhiều chủ hộ đã không tính tới khi quyết định hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh. Nhiều người cho rằng, họ mới bắt đầu, nên chọn mô hình nhỏ vừa dễ làm, dễ kiểm soát và cũng không quá tốn kém chi phí. Chỉ riêng việc tuân thủ quy định về sổ sách kế toán, chỉ 6 loại so với khoảng 30 loại theo yêu cầu với doanh nghiệp nhỏ và vừa, chủ hộ kinh doanh có thể tiết kiệm rất nhiều.

“Nhưng đến giờ thì không thể tiết kiệm được. Chúng tôi đã đi giới thiệu sản phẩm ở một số nơi. Đã có khách hàng từ Nhật Bản liên hệ làm việc, trước mắt là gia công cho họ, xuất khẩu sang Nhật bằng thương hiệu của họ. Chúng tôi muốn đi xa hơn, xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Chiếc áo hộ kinh doanh đã quá chật và không hợp thời”, ông Khương nói.

Cũng phải nói thêm, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ ba (khóa XIV) cũng không mở cánh cửa với hộ kinh doanh. Thêm một lý do để chủ hộ kinh doanh này nghiên cứu, cân nhắc phương án thành lập doanh nghiệp.

Nhà nước đứng ở đâu

Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) là người kịch liệt phản đối việc nhìn vào hộ kinh doanh để đếm số doanh nghiệp trong tương lai.

Lý giải, ông Hiếu cho biết, không ít người đã tính ngay tới  4,7 triệu hộ kinh doanh khi nhắc tới con số 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 của Nghị quyết 35/2016/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 để nói rằng, mục tiêu này đạt được.

“Nghị quyết 35 chắc chắn không nhằm mục tiêu chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp để hoàn thành kế hoạch. Nền kinh tế cũng không cần các hộ kinh doanh bị ép thành doanh nghiệp. Nhà nước không thể ép chủ hộ kinh doanh bán phở thành doanh nghiệp, khi nhu cầu của họ là bán hết 100 bát phở một ngày là đóng cửa”, ông Hiếu thẳng thắn.

Hơn thế, nền kinh tế sẽ có lợi khi các nguồn lực được phát huy tối đa, ở mọi hình thức.

“Vấn đề là có nhiều hộ kinh doanh ngại lớn lên, ngại chính thức hóa các hoạt động dù họ đang hoạt động như doanh nghiệp”, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đặt vấn đề.

Theo bà Hằng, đây chính là lúc cần bàn tay Nhà nước. “Nhà nước tạo môi trường kinh doanh đơn giản, hợp lý và phù hợp với quy mô và tính chất kinh doanh. Khi chủ hộ thấy lợi ích họ kiếm được lớn hơn nhiều chi phí phải bỏ ra khi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, tôi tin là họ sẽ thành lập doanh nghiệp mà không cần bất cứ ai thúc ép”, bà Hằng nói.

Hiện tại, các cơ quan thuế đã bắt đầu phần việc có thể làm được. Đầu tuần, Cục Thuế Hà Nội đã có đề án riêng để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2017 – 2020. Mục tiêu là cung cấp, hỗ trợ thông tin pháp lý, chính sách, thủ tục về thuế ban đầu, các dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp mới thành lập, hỗ trợ hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp...

Thậm chí, Cục này đã làm việc với Công ty cổ phần MISA, thống nhất sẽ tặng phần mềm kế toán MISA cho hơn 42.000 doanh nghiệp mới thành lập trên cả nước.

Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều hỗ trợ khác nữa.

Ông Phan Đức Hiếu đề nghị sửa đổi quy định về kế toán, nộp thuế phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa như không bắt buộc phải tổ chức bộ máy kế toán, chỉ cần bố trí người làm kế toán; khuyến khích chủ doanh nghiệp tự ghi chép…

“Việc cần phải làm ngay là soát toàn bộ hệ thống pháp luật bãi bỏ các quy định tạo cản trở, gánh nặng pháp lý quá mức đối với doanh nghiệp nhỏ. Các hộ kinh doanh có nhu cầu lớn lên sẽ nhìn vào chính các thay đổi này để quyết định”, ông Hiếu nói.

Tác giả: Khánh An

Nguồn tin: www.baodautu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 137 | lượt tải:36

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 456 | lượt tải:220

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 1912 | lượt tải:237

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 1634 | lượt tải:208

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 1683 | lượt tải:211
Đường dây nóng
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay21,930
  • Tháng hiện tại113,424
  • Tháng trước:519,644
  • Tổng lượt truy cập11,784,730
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down