Ứng dụng CNTT trong đánh giá sự hài lòng và nâng cao tính minh bạch của cơ quan, tổ chức

Thứ năm - 25/07/2019 04:24 325 0
(Chinhphu.vn) - Đây là ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử (CPĐT), sáng 23/7.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Xây dựng CPĐT gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh: Việc xây dựng CPĐT phải gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính và kinh nghiệm của các nước trên thế giới, không chỉ nhằm hiện đại hoá nền hành chính theo hướng ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, mà còn từng bước hoàn thiện bộ máy, cải cách thể chế, nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

Thời gian qua, công tác xây dựng CPĐT được gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng, chúng ta đang nhìn thấy những nỗ lực làm thay đổi khá rõ nét và tích cực trong phương thức làm việc của các cơ quan hành chính Nhà nước. Đây là những bước đi quan trọng để bám sát mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

“Một trong những mục tiêu xây dựng CPĐT là cải cách hành chính hướng đến nâng cao chất lượng phục vụ người dân trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2018/NĐ-CP, là một trong những giải pháp thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ nhằm tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng phục vụ và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết các TTHC”, Phó Thủ tướng Thường trực khẳng định.

Chúng ta xác định lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm và theo những quy định tại Nghị định thì toàn bộ quy trình giải quyết TTHC đều được theo dõi trên hệ thống điện tử, giúp nâng cao tính minh bạch, làm rõ trách nhiệm của mỗi phòng, ban, đơn vị trong từng khâu giải quyết TTHC, cũng như làm cơ sở để đánh giá việc giải quyết TTHC.

Đánh giá đa chiều và lượng hoá trên cơ sở ứng dụng CNTT đối với mức độ hoàn thành công việc của công chức

Những tiêu chí cụ thể, định lượng rõ ràng, gắn với cơ chế đa chiều như cấp trên đánh giá cấp dưới, đánh giá từ bên ngoài, đánh giá nội bộ… nhằm bảo đảm đánh giá khách quan nhất, được lượng hoá trên cơ sở ứng dụng CNTT, làm căn cứ cho việc cải thiện chất lượng, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và phân loại, xếp hạng của các cơ quan, đơn vị. Đây cũng là nhiệm vụ mới và khó khăn, cần sự nỗ lực, nghiêm túc của các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức công việc khoa học.

Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh: Chúng ta xây dựng Chính phủ kiến tạo, phục vụ người dân, thì khi người dân và doanh nghiệp cần phải giải quyết những thủ tục, nội bộ các cơ quan nhà nước phải tổ chức việc liên thông, phối hợp, trả hồ sơ đầu ra, không buộc người dân và doanh nghiệp phải đi lòng vòng…

Qua các cuộc kiểm tra, làm việc tại các địa phương, bộ, ngành cho thấy các cấp, các ngành đã rất nỗ lực bám sát các quy định và những yêu cầu của Chính phủ trong việc thiết lập Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin một cửa điện tử và điện tử hoá quy trình giải quyết các TTHC. Tại một số tỉnh, thành phố đã kiểm nghiệm sự đánh giá hài lòng của người dân trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Hoàn thiện phương thức đánh giá giải quyết TTHC và khuyến khích người dân tham gia

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành, địa phương tập trung triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các nhiệm vụ tại Công điện 985 của Thủ tướng Chính phủ; lưu ý một số nhiệm vụ lớn.

Về việc thiết lập và nâng cấp Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ và cấp tỉnh, mỗi bộ, ngành, địa phương chỉ thiết lập một cổng dịch vụ công duy nhất để triển khai trong địa phương, ngành, lĩnh vực. Việc thiết lập, vận hành Cổng phải bảo đảm các chức năng theo quy định, đề cao nguyên tắc công khai, minh bạch, gắn với yêu cầu bảo đảm an toàn và an ninh thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân. Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử được kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng, công tác quản lý, giám sát của Chính phủ.

Cần đổi mới, hoàn thiện các phương thức đánh giá giải quyết TTHC, có cơ chế, giải pháp khuyến khích người dân và doanh nghiệp tham gia vào công tác này. Đặc biệt, lưu ý đến việc ứng dụng CNTT trong đánh giá sự hài lòng, giải quyết TTHC, chức năng đánh giá tự động của hệ thống thông tin một cửa điện tử. Đây là giải pháp để nâng cao tính minh bạch, khách quan, cũng là những thông tin chính xác hỗ trợ việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, của cán bộ, công chức.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực, các bộ, ngành, địa phương sớm ban hành quy chế quản lý Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử, bảo đảm sự phối hợp của các cơ quan trong vận hành hệ thống hiệu quả. Đồng thời khẩn trương ban hành quy trình nội bộ giải quyết từng TTHC trước khi xây dựng quy trình trên hệ thống thông tin một cửa điện tử, quy định nội bộ phải được rà soát, tính toán bảo đảm tính khoa học, chi tiết, cụ thể, bảo đảm sự thống nhất làm cơ sở cho việc theo dõi, đánh giá giải quyết TTHC có hiệu quả.

Nghiên cứu giải pháp và số hoá dữ liệu quản lý, kết quả giải quyết TTHC

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần rà soát, tính toán, lựa chọn TTHC trong số thủ tục, hồ sơ phát sinh nhiều để cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 và 4. Nâng cấp chất lượng dịch vụ đang cung cấp theo hướng thân thiện với người dùng, đồng thời việc cung cấp và thực hiện dịch vụ cần có cơ chế xác định người dùng để bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và bảo đảm tính pháp lý của giao dịch.

“Các bộ, ngành cần nghiên cứu các giải pháp và chủ động trong việc số hoá các dữ liệu quản lý, đặc biệt kết quả giải quyết TTHC bên cạnh các hình thức thủ công như cung cấp cho người dân chữ ký số để bảo đảm giá trị pháp lý trong việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Việc thực hiện chữ ký số phải hết sức khoa học và bảo đảm an toàn, không để bị chiếm đoạt và sửa đổi”, Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý.

Đồng thời, chuẩn bị thực hiện chuẩn hoá cơ sở dữ liệu TTHC của bộ, ngành, địa phương mình trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ để bảo đảm các yêu cầu mới của Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm thống nhất, đồng bộ.

Văn phòng Chính phủ khẩn trương triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, kết nối với Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương.

Tác giả: Lê Sơn

Nguồn tin: www.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 759 | lượt tải:3696

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 853 | lượt tải:354

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2692 | lượt tải:296

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2106 | lượt tải:278

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2268 | lượt tải:267
Đường dây nóng
  • Đang truy cập32
  • Hôm nay11,937
  • Tháng hiện tại452,529
  • Tháng trước:580,744
  • Tổng lượt truy cập16,445,701
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down