Dành ưu tiên cao nhất cho Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ hai - 13/09/2021 21:26 909 0
.
(Chinhphu.vn) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Báo cáo kết quả 1 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 tại phiên họp họp thứ 3 diễn ra vào chiều 13/9.
Dành ưu tiên cao nhất cho Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh minh họa

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, sau 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 của Quốc hội khóa XIV, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan và các địa phương đã khắc phục những thách thức lớn trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp và đạt được nhiều kết quả nổi bật trong thực hiện Chương trình.

Cụ thể, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội cùng với việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương và ban hành kế hoạch công tác cụ thể của Ban Chỉ đạo Trung ương để tập trung nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện Báo cáo Nghiên cứu khả thi của Chương trình.

Nội dung của Chương trình bảo đảm đúng theo chủ trương, định hướng của Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể và Chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Các bộ, ngành và địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có đánh giá khoa học, đầy đủ và khách quan làm cơ sở đề xuất chi tiết, đầy đủ nội dung đầu tư kèm theo các giải pháp cụ thể về cơ chế, chính sách trong khuôn khổ Chương trình MTQG; các dự án, tiểu dự án của Chương trình bao phủ nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể được tham vấn đầy đủ các bên liên quan, có tính khả thi cao trong giải quyết các vấn đề cơ bản, bức xúc nhất hiện nay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn nhất nói riêng.

Trong bối cảnh khó khăn về nguồn thu của ngân sách Trung ương dẫn đến khó khăn trong việc cân đối ngân sách Trung ương cho các chương trình MTQG, Chính phủ vẫn chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính dành ưu tiên cao nhất cho Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; có phương án cân đối đủ hơn 50.000 tỷ đồng vốn đầu tư và hơn 54.000 tỷ đồng vốn chi thường xuyên cho các dự án, tiểu dự án của Chương trình theo đúng chủ trương đã được Quốc hội phê duyệt.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nặng nề do dịch bệnh tác động, Chính phủ khẳng định quan điểm sẽ tiếp tục kiên định thực hiện linh hoạt, hài hòa mục tiêu quyết liệt phòng chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe nhân dân kết hợp với ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt chăm lo thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gặp nhiều khó khăn. Do yêu cầu của tình hình thực tế hiện nay, Chính phủ ưu tiên chỉ đạo Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành chủ động xây dựng các văn bản hướng dẫn, đề xuất và triển khai các giải pháp về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức triển khai thực hiện để khắc phục các tồn tại, thách thức liên quan đến tiến độ triển khai và bảo đảm thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình.

Do nhu cầu nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021-2030 là rất lớn so với khả năng đáp ứng của ngân sách Nhà nước, Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội đã giao cho Chính phủ có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA để bổ sung nguồn lực cho việc thực hiện Chương trình. Tuy nhiên, với đặc thù hầu hết các địa phương thụ hưởng Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là các tỉnh vùng dân tộc và miền núi gặp nhiều khó khăn trong việc tự cân đối ngân sách và phải phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách Trung ương, Chính phủ kiến nghị với Quốc hội cho phép Chính phủ ban hành cơ chế cấp phát toàn bộ đối với nguồn vốn vay ODA cho các địa phương phụ thuộc từ 90% ngân sách Trung ương trở lên.

Bên cạnh đó, đề xuất cho phép Chính phủ điều chuyển kế hoạch phân bổ kinh phí đã được Quốc hội phê duyệt cho Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 thực hiện năm 2021 sang năm 2022; đồng thời bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện năm 2022 được giao như kế hoạch trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động triển khai nhiệm vụ liên quan đến nguồn vốn đầu tư công và Quyết định đầu tư Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 chưa được phê duyệt (dự kiến trong quý III/2021, tuy nhiên còn nhiều thủ tục về quy trình phân bổ để có thể triển khai khả thi tại các địa phương ngay trong năm 2021).

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Thường trực Hội đồng Dân tộc bày tỏ cơ bản thống nhất và cho rằng báo cáo đã phản ánh những nội dung cơ bản về kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân triển khai thực hiện Chương trình. Chính phủ đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình trong thời gian tới.

Về công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp, Chính phủ đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện tổng kết, đánh giá Chương trình MTQG, trên cơ sở đó xác định nội dung, đối tượng, địa bàn cụ thể triển khai thực hiện Chương trình, tránh trùng lặp, chồng chéo giữa các chương trình MTQG. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1014/QĐ-TTg ngày 14/7/2020 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình. Tuy nhiên, Thường trực Hội đồng Dân tộc cho rằng hoạt động của Ban chỉ đạo còn hạn chế nhất định, Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo sau 1 năm mới có Quyết định thành lập, chương trình công tác năm 2021 tới tháng 7/2021 mới ban hành.

Về kiến nghị của Chính phủ với Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc đề nghị Chính phủ có giải pháp huy động hợp lý các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, vốn xã hội hóa cho Chương trình theo Nghị quyết 120/2020/QH14 của Quốc hội.

Thường trực Hội đồng Dân tộc thống nhất với Chính phủ về đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin điều chuyển kế hoạch phân bổ kinh phí đã được Quốc hội phê duyệt cho Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 thực hiện năm 2021 sang năm 2022; đồng thời bảo đảm nguồn kinh phí thực hiện năm 2022 được giao.

(Nguồn: Nguyễn Hoàng/www.chinhphu.vn
Cập nhật: 17h33, ngày 13/9/2021

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 817 | lượt tải:3920

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 889 | lượt tải:369

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2743 | lượt tải:301

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2149 | lượt tải:284

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2308 | lượt tải:277
Đường dây nóng
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay17,455
  • Tháng hiện tại396,603
  • Tháng trước:6,815,738
  • Tổng lượt truy cập16,857,356
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down