Triển khai sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020

Thứ năm - 08/12/2016 01:39 352 0
Hội nghị trực tuyến toàn quốc được Chính phủ tổ chức chiều ngày 6/12. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng chủ trì Hội nghị.
Đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu.
Đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lai Châu.
Đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại, 63 tỉnh, thành trong cả nước… dự Hội nghị.

Tại điểm cầu tỉnh ta có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tỉnh dự Hội nghị.

Báo cáo tổng kết công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011- 2015 khẳng định: Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đã triển khai quyết liệt tái cơ cấu DNNN, cơ bản hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch đề ra. Cổ phần hóa DNNN đạt kết quả tích cực, số doanh nghiệp sắp xếp đạt 96% kế hoạch. Kết quả, 5 năm qua, tổng số DNNN đã sắp xếp từ trước tới nay là 5.950 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 4.460 doanh nghiệp. Nếu tính thêm số DNNN sắp xếp trong 10 tháng đầu năm 2016 là 60 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa là 48 doanh nghiệp thì đến nay tổng số DNNN sắp xếp lại là 6.010 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 4.508 doanh nghiệp…

Giai đoạn 2016-2020, Chính phủ xác định, doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ 100% vốn và cổ phần chi phối chỉ duy trì trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; địa bàn quan trọng và quốc phòng - an ninh; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Doanh nghiệp mà mhà nước không cần nắm giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối phải thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo cơ chế thị trường; bảo đảm công khai, minh bạch, có hiệu quả, tránh thất thoát vốn, tài sản của nhà nước…

Giai đoạn 2011-2015, tỉnh ta có 13 DNNH. Trong đó, thực hiện cổ phần hóa 2 doanh nghiệp; kiện toàn lại mô hình tổ chức quản lý của 3 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014; thoái vốn nhà nước tại 2 doanh nghiệp và bàn giao về Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); duy trì 3 DNNN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; không thực hiện thoái vốn tại 2 doanh nghiệp đã cổ phần hóa để thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc vùng cao là Công ty Cổ phần thương mại Sìn Hồ và Mường Tè. Đến nay, còn 10 doanh nghiệp do tỉnh quản lý (gồm 2 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, 8 doanh nghiệp có vốn nhà nước)… Giai đoạn 2016-2020, tỉnh ta tiếp tục thực hiện thoái vốn nhà nước tại 2 doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa (Công ty Cổ phần nước sạch Lai Châu từ 97,87% xuống 50-65%; Công ty Cổ phần thương mại tỉnh từ 86,63% xuống 65-75%). Thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH Thủy điện Mường Tè (sau khi tiếp nhận tài sản quyết toán từ các thủy điện RARE). Tiếp tục trình UBND tỉnh bổ nhiệm kiểm soát viên cho 2 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ…

Các ý kiến tại Hội nghị đã làm rõ vì sao thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa còn thấp; những giải pháp để thoái vốn và cổ phần hóa tốt nhất trong thời gian tới như: bảo đảm lợi ích nhà nước, doanh nghiệp, lợi ích xã hội... Một số ý kiến tập trung vào nội dung: quá trình triển khai thoái vốn tại các doanh nghiệp, sắp xếp, tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp; sự quyết liệt và trách nhiệm của người lãnh đạo doanh nghiệp trong tiến hành cổ phần hóa; sớm sửa đổi một số quy định hiện hành về cổ phần hóa, tiêu chí phân loại DNNN; khi cổ phần hóa cần có chế độ đãi ngộ phù hợp đối với người lao động muốn nghỉ hưu trước tuổi; sớm phê duyệt danh mục doanh nghiệp cổ phần hóa…

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 3 yêu cầu để DNNN hoạt động hiệu quả. Theo đó, cần tạo môi trường minh bạch, có sự giám sát chặt sẽ, có tính cạnh tranh cao cả đầu vào và đầu ra, có động lực để thúc đẩy hoạt động; khi tiến hành cổ phần hóa, quy mô khu vực kinh tế nhà nước nhỏ đi, nhưng hiệu quả phải cao hơn, vốn nhà nước phải được bảo toàn và phát huy giá trị tốt hơn; tái cơ cấu DNNN để giải phóng nguồn lực phục vụ tăng trưởng cao hơn. Phải xác định rõ lĩnh vực nào nhà nước cần nắm giữ, lĩnh vực còn lại thì rút vốn theo tỉ lệ phù hợp; lành mạnh hóa hoạt động doanh nghiệp, xóa bỏ mọi rào cản trong quá trình cổ phần hóa; xác định danh mục doanh nghiệp với tỷ lệ giữ vốn cụ thể (doanh nghiệp nào giữ 100%, doanh nghiệp nào rút vốn, tỉ lệ rút vốn); xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, hoạt động hiệu quả thấp; quản lý chặt chẽ việc vay nợ; rà soát, tháo gỡ mọi rào cản về chính sách… Đồng chí cũng đề nghị, sau Hội nghị, các cấp, ngành, địa phương cần tiếp thu và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp…

Tác giả: Tùng Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 738 | lượt tải:3613

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 840 | lượt tải:347

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2654 | lượt tải:291

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2093 | lượt tải:275

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2258 | lượt tải:265
Đường dây nóng
  • Đang truy cập59
  • Hôm nay18,802
  • Tháng hiện tại331,554
  • Tháng trước:580,744
  • Tổng lượt truy cập16,324,726
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down