Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Thứ năm - 17/06/2021 23:47 1.065 0
.
1
1
(MPI) - Ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 942/QĐ-TTg về Phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Hình ảnh tại Lễ Công bố Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. Ảnh: MPI

Chiến lược được xây dựng trên quan điểm phát triển Chính phủ số có toàn bộ hoạt động an toàn trên môi trường số, có mô hình hoạt động được thiết kế lại và vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số để có khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng hơn, đưa ra quyết định kịp thời hơn, ban hành chính sách tốt hơn, sử dụng nguồn lực tối ưu hơn, kiến tạo phát triển, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, giải quyết hiệu quả những vấn đề lớn trong phát triển và quản lý kinh tế - xã hội.

Phát triển Chính phủ số một cách tổng thể, toàn diện, phát huy kết quả đạt được, tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, có giải pháp, cách làm đột phá, mang tính khác biệt để cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025…

Tầm nhìn đến năm 2030 của Chiến lược là Việt Nam có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số ở mức độ cao trên thế giới, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu theo xếp hạng của Liên hợp quốc. Chính phủ số chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất của doanh nghiệp, tạo thuận lợi, mang lại sự hài lòng của người dân, để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động của cơ quan nhà nước để cùng tạo ra giá trị, lợi ích, sự hài lòng, niềm tin và đồng thuận xã hội. Chính phủ số chuyển đổi cách thức tổ chức, vận hành, môi trường làm việc và công cụ làm việc để cán bộ, công chức, viên chức có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của mình.

Chiến lược hướng tới đến năm 2025 gồm năm mục tiêu. Thứ nhất, cung cấp dịch vụ chất lượng phục vụ xã hội, gồm 06 chỉ tiêu cơ bản: 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng; 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương; tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; tối thiểu 20% thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước được cắt giảm so với hiện nay.

Thứ hai, huy động rộng rãi sự tham gia của xã hội dựa trên 03 chỉ tiêu cơ bản bao gồm: 100% cơ quan nhà nước cấp bộ, tỉnh tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; tối thiểu 50% dịch vụ công mới của cơ quan nhà nước có sự tham gia cung cấp của doanh nghiệp hoặc tổ chức ngoài nhà nước; 100% cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khả năng tương tác thuận tiện, trực tuyến với cơ quan nhà nước trong các hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ dựa trên các nền tảng công nghệ số.

Thứ ba, vận hành tối ưu các hoạt động của cơ quan nhà nước dựa trên 10 chỉ tiêu cơ bản bao gồm: 100% cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ 24/7, sẵn sàng phục vụ trực tuyến bất cứ khi nào người dân và doanh nghiệp cần. 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc; 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, giải quyết hiệu quả các vấn đề lớn trong phát triển kinh tế - xã hội dựa trên 12 vấn đề cơ bản bao gồm: mỗi người dân có danh tính số kèm theo QR code; mỗi người dân đều được sống trong môi trường bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; mỗi người dân đều có hồ sơ số về sức khỏe cá nhân; mỗi tuyến giao thông đường bộ cao tốc đều được triển khai lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minhmỗi hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có thể dễ dàng trải nghiệm sử dụng các nền tảng công nghệ số phục vụ sản xuất, kinh doanh; mỗi cá nhân, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp có thể dễ dàng gửi nhận hóa đơn điện tử với nhau và với cơ quan thuế sử dụng nền tảng công nghệ số.

Thứ năm, thay đổi đột phá xếp hạng quốc gia dựa trên 3 chỉ tiêu cơ bản bao gồm: Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số tổng thể; Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số tham gia điện tử; Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số dữ liệu mở.

06 nhiệm vụ trọng tâm quốc gia bao gồm: hoàn thiện môi trường pháp lý; phát triển hạ tầng số; phát triển các nền tảng số và hệ thống quy mô quốc gia; phát triển dữ liệu số quốc gia; phát triển các ứng dụng, dịch vụ quốc gia; bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia.

Tại Quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện giải pháp quy định tại khoản 8 mục VI Điều 1 về đảm bảo kinh phí của Quyết định đối với nguồn vốn đầu tư phát triển; chủ trì tổng hợp vốn đầu tư phát triển hàng năm trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, địa phương theo các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan để triển khai Chiến lược.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và triển khai kế hoạch giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch hàng năm phát triển Chính phủ số, Chính quyền để thực hiện Chiến lược; đồng bộ các nội dung kế hoạch với kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương mình. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

(Nguồn: Thanh Loan/www.mpi.gov.vn
Cập nhật: 09h23, ngày 16/6/2021)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 817 | lượt tải:3920

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 889 | lượt tải:369

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2743 | lượt tải:302

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2149 | lượt tải:284

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2308 | lượt tải:277
Đường dây nóng
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay17,455
  • Tháng hiện tại398,346
  • Tháng trước:6,815,738
  • Tổng lượt truy cập16,859,099
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down