Phiên họp toàn thể Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ năm 2021

Thứ hai - 13/09/2021 21:43 600 0
.
(MPI) – Ngày 10/9/2021 đã diễn ra phiên họp toàn trực tuyến Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ năm 2021.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Chủ tịch Hội đồng phát biểu. Ảnh: MPI

Phát biểu khai mạc phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) cho biết, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội. Với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp. Tuy nhiên, đợt bùng phát dịch lần thứ tư đã gây ra những tác động hết sức nặng nề đến kinh tế - xã hội và sức khỏe của Nhân dân. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt, bám sát thực tiễn, phát huy cao độ các nguồn lực để ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh, hỗ trợ, chăm lo đời sống cho Nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục chung tay, chung sức, đồng hành cùng Chính phủ, với các cấp, các ngành vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thành công mục tiêu kép.

Trong bối cảnh như vậy, Hội đồng tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ với chức năng nhiệm vụ của mình, đặc biệt là với sự tham gia của nhiều hiệp hội doanh nghiệp lớn có vai trò rất quan trọng. Hội đồng đã trải qua hơn 13 năm hoạt động có nhiệm vụ đề xuất các sáng kiến về cải cách TTHC liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân; đánh giá việc thực hiện cải cách TTHC tại các bộ, ngành, địa phương; tổ chức đối thoại, tổng hợp, phản ánh, kiến nghị về khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế, chính sách, TTHC. Đây là những nhiệm vụ rất quan trọng. Hoạt động của Hội đồng là kênh thông tin hữu hiệu để Thủ tướng Chính phủ có thêm thông tin từ thực tế đưa ra các chính sách kịp thời, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; các chính sách tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Tại phiên họp, Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC Ngô Hải Phan, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội đồng trình bày báo cáo về tình hình, kết quả hoạt động 8 tháng đầu năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ những tháng cuối năm 2021 của Hội đồng và cho biết, Hội đồng có 5 tổ công tác, trong đó Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông làm Tổ trưởng Tổ cải cách các quy định về khởi sự kinh doanh, bảo vệ cổ đông thiểu số.

Theo Báo cáo, trong 8 tháng đầu năm 2021, các hoạt động của Hội đồng cơ bản được triển khai theo Kế hoạch đề ra, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục hành chính, giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn khi hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư thương mại; Hội đồng tiếp tục phát huy tốt vai trò “cầu nối” giữa Chính phủ và người dân, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Hội đồng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như hoạt động đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp về khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế, chính sách, TTHC và Chương trình tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ đầu mối của các cơ quan thành viên Hội đồng chưa được triển khai; công tác phối hợp, gắn kết trong hoạt động của từng Ban công tác, từng thành viên Hội đồng còn chưa chặt chẽ; kết quả hoạt động cơ bản mang dấu ấn của mỗi cơ quan, tổ chức của thành viên Hội đồng; công tác truyền thông về các hoạt động của Hội đồng chưa được quan tâm đúng mức.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và khắc phục tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, Hội đồng đề nghị các Ban công tác, từng thành viên Hội đồng tập trung tổ chức triển khai một số nội dung như tích cực tham gia các hoạt động đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp; kịp thời xử lý phản ánh, kiến nghị của các doanh nghiệp, hiệp hội về khó khăn, vướng mắc trong thực hiện cơ chế, chính sách TTHC; chủ động lấy ý kiến các hiệp hội thành viên Hội đồng về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực của Bộ.

Các thành viên Hội đồng là tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài chủ động tập hợp những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, TTHC của các thành viên hiệp hội, tổ chức mà mình đại diện (đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19) và tổ chức nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, báo cáo Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định; đẩy mạnh công tác truyền thông về hoạt động của Hội đồng, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 của Chính phủ cũng như các giải pháp hoặc sáng kiến cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân trong thực hiện cơ chế, chính sách, TTHC; huy động chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động của cơ quan, đơn vị mình hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ chung của Hội đồng…

Viện trưởng Trần Thị Hồng Minh phát biểu. Ảnh: MPI

Phát biểu tại phiên họp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Thị Hồng Minh, thành viên Hội đồng bày tỏ đồng tình, đánh giá cao nội dung Báo cáo và cho rằng, Hội đồng nên có chương trình dài hạn cho 5 năm sắp tới. Bởi, giai đoạn 2021-2025 là giai đoạn đặc biệt, năm 2021 là năm đầu tiên của nhiệm kỳ Chính phủ mới, thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030 và các Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII. Nếu Hội đồng xây dựng khung chương trình, kế hoạch tổng thể 5 năm thì sẽ nhìn thấy được những thuận lợi, khó khăn trong bối cảnh trong nước, quốc tế, từ đó có những giải pháp cụ thể, tăng cường khả năng tự lực, tự cường của nền kinh tế.

Liên quan đến một số hoạt động của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Trần Thị Hồng Minh cho biết, cải cách TTHC được Bộ xem là nội dung trọng tâm và được thực hiện triệt để. Điều này được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật, trong việc tiếp nhận các thông tin, khiếu nại, kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Bộ đã thực hiện việc cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC do Bộ phụ trách. Liên quan đến cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021, Bộ được giao là cơ quan đầu mối chủ trì, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện. Việc thực hiện Nghị quyết 02 và một số nghị quyết khác của Chính phủ cho thấy, môi trường đầu tư kinh doanh đã đạt được một số kết quả khả quan. Trong thời gian sắp tới với những khó khăn nội tại và thế giới đòi hỏi các bộ, ngành, Hội đồng cần tiếp tục phối hợp để cải thiện nội dung này.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp tốt với các bộ, ngành để thực hiện các nội dung báo cáo về chỉ số cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cắt giảm thời gian, chi phí. Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để gặp gỡ các hiệp hội doanh nghiệp, tìm ra các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp.

Hình ảnh tại Trung tâm Điều hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: MPI

Phát huy vai trò, trách nhiệm là cầu nối giữa Chính phủ với doanh nghiệp và người dân, Phiên họp tập trung thảo luận về kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, giải pháp để khắc phục và phát huy hơn nữa thế mạnh và kết quả đã đạt được trong thời gian qua, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao; các quy định của pháp luật đang gây khó khăn, vướng mắc, cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực như đầu tư, quy hoạch, xây dựng, đất đai, môi trường, thuế, hải quan, lao động việc làm; những khó khăn vướng mắc và các vấn đề phát sinh trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 như việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, thủ tục về vận tải, lưu thông hàng hóa, thủ tục xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa, thủ tục về thuế, bảo hiểm, hỗ trợ người lao động; việc tổ chức sản xuất kinh doanh, thực hiện các mô hình ba tại chỗ, một cung đường, hai điểm đến, đề xuất các mô hình, giải pháp sản xuất an toàn để bảo đảm duy trì sản xuất./.
(Nguồn: Tùng Linh/www.mpi.gov.vn
Cập nhật: 13h34, ngày 10/9/2021)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 738 | lượt tải:3612

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 840 | lượt tải:347

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2652 | lượt tải:291

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2092 | lượt tải:275

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2256 | lượt tải:265
Đường dây nóng
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay18,802
  • Tháng hiện tại326,727
  • Tháng trước:580,744
  • Tổng lượt truy cập16,319,899
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down