Lai Châu: Sẽ thực hiện những giải pháp trọng tâm trên các lĩnh vực

Thứ hai - 04/07/2016 04:52 558 0
(laichau.gov.vn) Trong nhiệm kỳ 2016-2021 - Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã xác định mục tiêu “phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, đưa Lai Châu trở thành tỉnh trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc”. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh là trọng tâm và xuyên suốt trong cả nhiệm kỳ - Ông Đỗ Ngọc An, Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu nhấn mạnh.
Thành phố Lai Châu
Thành phố Lai Châu

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định: “Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững, sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Trong tổng thể các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đó của Đại hội thì vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân là một giải pháp quan trọng. Chúng ta đang hướng tới xây dựng một hệ thống chính quyền trong sạch, vững mạnh, gần dân, trọng dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, mọi hoạt động điều hành của chính quyền đều phải xuất phát từ lợi ích của Nhân dân.

Trong nhiệm kỳ 2016-2021 - Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu đã xác định mục tiêu “Phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, đưa Lai Châu trở thành tỉnh trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc”. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh là trọng tâm và xuyên suốt trong cả nhiệm kỳ. Theo ông Đỗ Ngọc An, tỉnh sẽ tiếp tục cải thiện nâng cao năng lực lãnh đạo, thực thi công vụ của Bộ máy quản lý Nhà nước, trong đó tập trung cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư, thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường cho khởi sự doanh nghiệp trong toàn tỉnh; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức đảm bảo thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ được giao đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội.

Cùng với đó, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tập trung phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phát triển hệ thống giao thông là nhiệm vụ đột phá, trong thời gian tới, ưu tiên đầu tư và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương khởi công dự án đường nối Cao tốc Nội Bài - Lào Cai với thành phố Lai Châu, thực hiện các dự án giao thông liên kết các huyện Mường Tè - Nậm Nhùn - Sìn Hồ - Tân Uyên - Than Uyên tạo các không gian phát triển kinh tế - xã hội đồng bộ; đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ; nâng cao năng lực quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh. Trong đó, tập trung vào ba chương trình trọng điểm là: Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Chương trình nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở.

Để thực hiện được mục tiêu đó, 7 nhóm giải pháp mà tỉnh Lai Châu đề ra đó là:

Một là, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp; mở rộng các hình thức hợp tác giữa doanh nghiệp với nông dân; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, hướng tới sản xuất hàng hóa. Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp vùng sâu, vùng xa, biên giới, đảm bảo an ninh lương thực cho vùng đồng bào dân tộc, phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu, phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng như: chè, cây ăn quả ôn đới, thảo quả, dược liệu...Mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng rừng, kết hợp đa dạng chủng loại cây lấy gỗ, sản phẩm ngoài gỗ, cây dược liệu quý; tập trung khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với bảo vệ rừng. Trồng rừng phòng hộ, rừng kinh tế với các loại cây có giá trị kinh tế cao như: tếch, sấu, lát, dổi, sa mu,… Phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ như: sơn tra, quế… Đến năm 2020 trồng mới trên 5.500 ha rừng, trong đó rừng sản xuất 3.500 ha, đảm bảo tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 50%.

Hai là, tập trung phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào phát triển công nghiệp đã quy hoạch và các lĩnh vực có lợi thế như: công nghiệp sản xuất chế biến nông, lâm nghiệp, các dự án thuỷ điện vừa và nhỏ, công nghiệp khai thác, sản xuất các loại vật liệu xây dựng với quy mô hợp lý, phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn, ưu tiên phát triển vật liệu xây dựng không nung... Tiếp tục khôi phục và phát triển một số ngành nghề thủ công, mặt hàng thủ công, mỹ nghệ có lợi thế về nguyên liệu: dệt thổ cẩm, mây tre đan...   

Ba là, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng thương hiệu sản phẩm, chú trọng phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng của địa phương, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng; Tiếp tục mở rộng các tuyến vận tải gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực vận tải. Tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch, thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, khai thác hiệu quả các điểm du lịch. Chủ động phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch khai thác các nguồn lực trong và ngoài nước (ODA) để đầu tư phát triển hạ tầng du lịch. Đẩy mạnh xây dựng các tua, tuyến, điểm du lịch; tận dụng lợi thế về tiềm năng văn hoá, thiên nhiên phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; liên kết tua du lịch với các tỉnh Lào Cai - Điện Biên với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.

Bốn là, tiếp tục tập trung phát triển 3 vùng kinh tế theo quy hoạch, huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển để khai thác tối đa, hiệu quả tiềm năng của từng vùng. Tập trung thực hiện giảm nghèo bền vững, tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa. Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa các dân tộc; tạo cơ hội thuận lợi cho đồng bào các dân tộc vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng.

Năm là, xây dựng và phát triển văn hóa, con người Lai Châu đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Tăng cường đầu tư, nâng cao hiệu quả, chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao; thông tin, truyền thông. Quan tâm xây dựng các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở cơ sở; nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Giảm dần tỷ lệ chênh lệch mức hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền trong tỉnh. Chú trọng việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng văn hóa Lai Châu tiên tiến, đậm đà bản sắc các dân tộc.

Sáu là, thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ biên giới và mốc giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Phát huy vai trò của Nhân dân trong quản lý biên giới. Nâng cấp và phát triển các tuyến đường vành đai, đường tuần tra và đường ra biên giới. Sắp xếp, ổn định dân cư khu vực biên giới. Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện, sẵn sàng chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bảy là, tiếp tục duy trì, phát triển quan hệ hợp tác giữa tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và các tỉnh phía Bắc nước Cộng hòa DCND Lào, các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế có quan hệ với tỉnh. Tăng cường phối hợp chặt chẽ đối ngoại Đảng với ngoại giao chính quyền và đối ngoại Nhân dân. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại Nhân dân, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia và nâng cao vị thế của tỉnh đối với bạn bè quốc tế. 

 

Tác giả: ĐNA

Nguồn tin: www.laichau.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 737 | lượt tải:3611

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 839 | lượt tải:347

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2650 | lượt tải:290

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2092 | lượt tải:275

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2256 | lượt tải:265
Đường dây nóng
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay15,287
  • Tháng hiện tại323,023
  • Tháng trước:580,744
  • Tổng lượt truy cập16,316,195
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down