Tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy việc triển khai 26 dự án sử dụng vốn vay ODA

Thứ ba - 08/05/2018 05:06 276 0
Trong bối cảnh Việt Nam đã tốt nghiệp IDA, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, sớm báo cáo Thường trực Chính phủ về định hướng huy động, sử dụng các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn vay kém ưu đãi.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì cuộc họp
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì cuộc họp

Chiều 2/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì cuộc họp nhằm rà soát, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy việc chuẩn bị và triển khai 26 dự án sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) trong năm 2017-2018.

 

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2011- 2016, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết theo các điều ước quốc tế là 33,85 tỷ USD, cao hơn 57% so với thời kỳ 2006 - 2010. Trong đó, vốn ODA và vốn vay ưu đãi đạt 32,51 tỷ USD, chiếm khoảng 96%, còn lại là vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 1,346 tỷ USD.

Thời kỳ này, vốn ODA cho lĩnh vực giao thông vận tải đạt trên 11,7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng cao nhất. Nhiều công trình dự án trọng điểm quốc gia sử dụng các nguồn vốn này như cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cao tốc TP Hồ Chí Minh  - Long Thành  - Dầu Giây, đường nối Nhật Tân - Nội Bài... được đưa vào khai thác, góp phần hoàn chỉnh, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguồn vốn ODA cũng đã được huy động để thực hiện các dự án trồng rừng, nâng cao sản lượng, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của cây trồng, vật nuôi. Nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật cũng được thực hiện để nâng cao tính cạnh tranh nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường công tác khuyến nông.

Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi chưa được như mong muốn, trong khi nguồn vốn ODA có chiều hướng giảm dần trong thời kỳ 2011 - 2016 và đang hoàn thành nốt những hiệp định cuối cùng trước khi Việt Nam được đưa vào diện không còn được ưu đãi.

Số lượng nhà tài trợ, cả đa phương và song phương, đã giảm dần và có kế hoạch chấm dứt chương trình viện trợ chính thức dành cho Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Các bộ, ngành và địa phương vẫn chưa sẵn sàng  tiếp cận các nguồn vốn vay kém ưu đãi áp dụng cơ chế tài chính trong nước theo hình thức cho vay lại.

Các dự án sử dụng vốn vay của WB và ADB giai đoạn 2017-2018 tập trung vào các lĩnh vực thiết yếu như phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới, đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán…

Đáng chú ý, sau khi Việt Nam “tốt nghiệp IDA” tháng 7/2017, nghĩa là dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA), từ năm 2018, các khoản vay của WB là vốn vay từ IBRD và vốn IDA chuyển đổi (IDA không ưu đãi). Điều này cũng sẽ được áp dụng đối với các khoản vay của ADB kể từ năm 2019.

WB cũng yêu cầu các khoản vay của doanh nghiệp cần phải có sự bảo lãnh của Chính phủ trong khi theo các quy định hiện hành của Việt Nam, Chính phủ sẽ không bảo lãnh cho các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp.

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi, đã cho ý kiến đối với từng dự án.

Phó Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước tổng hợp ý kiến các bộ, ngành và địa phương, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với các dự án tiếp tục triển khai.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài đã phê duyệt nhưng chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn để bảo đảm các dự án sớm được triển khai nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay mà Việt Nam phải trả lãi suất ngay sau khi các Hiệp định vay vốn có hiệu lực.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã tốt nghiệp IDA, Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, sớm báo cáo Thường trực Chính phủ về định hướng huy động, sử dụng các nguồn vốn trong thời gian tới, nhất là nguồn vốn vay kém ưu đãi./.


 

Tác giả: Trí Dũng

Nguồn tin: kinhtevadubao.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 737 | lượt tải:3611

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 839 | lượt tải:347

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2650 | lượt tải:290

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2092 | lượt tải:275

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2256 | lượt tải:265
Đường dây nóng
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay15,315
  • Tháng hiện tại323,051
  • Tháng trước:580,744
  • Tổng lượt truy cập16,316,223
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down