Sẽ đổi mới cách thức giao kế hoạch

Thứ ba - 01/11/2016 22:52 405 0
“Để tăng quyền tự chủ, đẩy mạnh phân cấp cho các bộ, ngành và địa phương Chính phủ cũng đã trình Quốc hội đổi mới cách thức giao kế hoạch lần này”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã giải trình thêm về một số nội dung xung quanh Kế hoạch Đầu tư công trung hạn
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã giải trình thêm về một số nội dung xung quanh Kế hoạch Đầu tư công trung hạn

Tại phiên thảo luận của Quốc hội tại Hội trường ngày 01/11/2016, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã giải trình thêm về một số nội dung xung quanh Kế hoạch Đầu tư công trung hạn.

 Các đại biểu cho rằng, việc lần đầu tiên Chính phủ xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 sẽ giúp các cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện chủ động hơn, hạn chế cơ chế xin-cho và chồng chéo giữa các nguồn lực.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang), việc phân bổ theo kế hoạch này chưa bám sát quan điểm, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư đã nêu trong báo cáo. Còn nhiều công trình, dự án được xác định là cấp bách, trọng điểm chưa đưa vào kế hoạch.

Cụ thể, theo vị đại biểu này, thì Đồng bằng sông Cửu Long - khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nơi mà dự báo đến năm 2020 có thể 2/3 ngập sâu trong nước biển, nhưng trong 5 năm tới, kế hoạch này chỉ đầu tư một số cống, đập ngăn mặn.

“Các dự án, công trình của vùng này nếu không được đầu tư đồng bộ, không được quy hoạch lại sản xuất, khó có thể giữ được sự trù phú của vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia”, đại biểu Bé cảnh báo.

 

Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ trình Quốc hội vào chiều 20/10 nêu rõ mục tiêu đầu tư giai đoạn 2016-2020 là: thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển nền kinh tế, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2011-2020) và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2016-2020).

Nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, cần chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, ưu tiên đầu tư vào hệ thống giao thông, nhất là vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, đường giáp biển kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ, ưu tiên dành nguồn lực cho dự án đường cao tốc Bắc-Nam, đường sắt Bắc-Nam.

 

Việc phân bổ vốn phải bảo đảm hợp lý, công bằng và tiết kiệm. Cần rà soát lại các tiêu chí, bảo đảm hợp lý, công khai, minh bạch và các dự án trong danh mục phải thực sự cấp bách, mang lại hiệu quả thiết thực.    

Trong quá trình thảo luận, cũng có một số ý kiến cho rằng vốn trái phiếu Chính phủ dự kiến bố trí cho ngành Giao thông vận tải khá cao so với các ngành khác.

Giải trình thêm một số nội dung về Kế hoạch đầu tư công trung hạn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn là vấn đề khó vì nhu cầu lớn, các nhiệm vụ, mục tiêu nhiều và đều nhằm thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Trung ương và Chính phủ, phù hợp với kế hoạch 5 năm và chiến lược 10 năm, kế hoạch tái cơ cấu kinh tế, trong khi khả năng về ngân sách hạn hẹp, khả năng huy động nguồn lực khó khăn.

 “Từ trước tới nay chúng ta vẫn đang tồn tại hai quan điểm mâu thuẫn nhau và đi ngược chiều với nhau. Đó là cần phải tập trung đầu tư ưu tiên, tập trung đầu tư cho một số có tính chất ngành, lĩnh vực và địa phương có tính động lực, có tính đầu tàu, có tính lan tỏa để thúc đẩy phát triển nhanh hơn để có đóng góp cho nguồn thu của ngân sách nhanh hơn. Tuy nhiên, các địa phương đang có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chúng ta cần phải có sự quan tâm để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương này với các địa phương trong cả nước”, Bộ trưởng Dũng chia sẻ.

Về ý kiến phải có một danh mục dự án và có mức vốn bố trí cho từng dự án theo đúng quy định của Điều 52 Luật Đầu tư công, Bộ trưởng cho biết, do tổng mức vốn kế hoạch đầu tư trung hạn báo cáo Quốc hội tại kỳ họp này có giảm hơn so với đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương và Ủy ban thường vụ Quốc hội, nên các bộ, ngành, Trung ương, địa phương cần có thêm thời gian để rà soát, lựa chọn và dự kiến lại danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án phù hợp với khả năng thực tế nêu trên.

“Để tăng quyền tự chủ, đẩy mạnh phân cấp cho các bộ, ngành và địa phương Chính phủ cũng đã trình Quốc hội đổi mới cách thức giao kế hoạch lần này”, Bộ trưởng cho biết.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ thông báo tổng số vốn các địa phương, các bộ, ngành còn được sử dụng trong 5 năm mà thôi.

Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 cũng nêu lên những nhóm giải pháp lớn, trong đó có huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. Thu hút tối đa các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2011-2020) và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2016-2020). Tăng cường quản lý đầu tư công, trong đó có tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện các quy định của Luật Đầu tư công, các Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương sẽ tự lựa chọn theo mức độ ưu tiên của mình để quyết định đầu tư trong giai đoạn 5 năm tới. Bộ Kế hoạch và Bộ Tài chính cũng chỉ rà soát lại và báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

“Vấn đề này hiện nay các bộ, ngành, địa phương đang hoàn thành phương án phân bổ theo cách này và sẽ gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng Bộ Tài chính vào khoảng ngày 05 tháng 11 sắp tới”, Bộ trưởng Dũng cho biết thêm.

Còn thông tin về các dự án khởi công mới từ trái phiếu chính phủ chưa có báo cáo đầy đủ về thông tin số liệu.

Về quan điểm xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, Bộ trưởng khẳng định, đầu tư công trung hạn, một mặt nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng; mặt khác, đầu tư công cũng thực hiện các mục tiêu xã hội, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ miền núi, đồng bào dân tộc các vùng kinh tế khó khăn, đầu tư cơ sở hạ tầng các lĩnh vực. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội... còn chiếm tỷ trọng khá lớn và không có khả năng tác động trực tiếp tới tăng trưởng.

Vì thế, theo Bộ trưởng để nâng cao hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế, thì bên cạnh việc tái cơ cấu đầu tư công trong thời gian vừa qua, thì phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa và phải đẩy nhanh quyết liệt kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 hiện đang trình Quốc hội tại kỳ họp này với nhiều các giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư nói chung.

Về ý kiến kế hoạch đầu tư công phải được xây dựng trên các quan điểm phù hợp với kế hoạch phát triển 5 năm; Chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và gắn với chiến lược nợ công phù hợp với kế hoạch tài chính 5 năm; Phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước, chú trọng thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác; Có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là trong điều kiện ngân sách khó khăn, thì việc lựa chọn mục tiêu, định hướng cấp bách để ưu tiên đầu tư.

Khắc phục tình trạng dàn trải là rất cần thiết và cần cơ cấu lại nguồn vốn, tập trung cho các dự án trọng điểm có tính lan tỏa, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Chính phủ cũng nhất trí với ý kiến trên trong báo cáo và việc dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 lần này đã thực hiện đúng quan điểm nêu trên, thực hiện rõ trong các nguyên tắc xây dựng kế hoạch và phương án phân bổ vốn kế hoạch đầu tư trung hạn.

Về định hướng đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020, có ý kiến cho rằng đang còn dàn trải và nguồn vốn đầu tư cho giao thông đang còn lớn, đặc biệt vốn trái phiếu chính phủ đang chiếm tỷ trọng lớn.

Đối với một số lĩnh vực chưa được quan tâm nhiều như nông nghiệp, y tế, biến đổi khí hậu, người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết:

Về định hướng đầu tư trong báo cáo là định hướng đầu tư tất cả các nguồn vốn ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, trái phiếu Chính phủ nên trong báo cáo trình Quốc hội thì phải báo cáo đầy đủ định hướng đầu tư 14 ngành, lĩnh vực đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết 1023.

Trong dự kiến phương án phân bổ vốn kế hoạch trái phiếu Chính phủ thì dành tỷ trọng lớn cho ngành giao thông vận tải là nhằm thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 13 của Hội nghị trung ương khóa XI.

Về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2020.

 Bên cạnh đó vẫn dành một tỷ lệ vốn thích đáng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một số lĩnh vực khác, như quốc phòng an ninh, nông nghiệp, phát triển nông thôn, ứng phó biến đổi khí hậu, khắc phục tình trạng hạn hán xâm nhập mặn, xây dựng bệnh viện, chương trình kiên cố hóa trường lớp học, di dân và tái định cư dự án thủy điện Sơn La.

Về dự kiến phương án phân bổ vốn trung hạn, có ý kiến đề nghị Chính phủ báo cáo rõ các số liệu, các công trình dự án dở dang thiếu vốn không đưa vào danh mục bố trí giai đoạn này và số còn thiếu đề xuất các phương án xử lý.

Về nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn, trong khi khả năng còn hạn hẹp. Do đó, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn giai đoạn 2016 - 2020 trước hết phải ưu tiên bố trí đủ để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi các khoản ứng trước rồi mới đến các dự án chuyển tiếp. Sau khi bố trí đủ vốn cho các dự án nêu trên nếu còn, thì mới bố trí khởi công mới.

Hiện nay, Chính phủ đang giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo cho các bộ, ngành địa phương dự kiến mức vốn sẽ trình với Quốc hội và dự kiến phương án phân bổ chi tiết. Sau khi có báo cáo của các bộ, ngành trung ương và địa phương thì mới có thể tổng hợp về số dự án chuyển tiếp mà không có khả năng cân đối vốn và giãn, hoãn tiến độ.

“Chính phủ cũng sẽ báo cáo với Quốc hội về nội dung này sau khi các bộ, ngành trung ương và địa phương báo cáo chính thức về phương án phân bổ chi tiết”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Trước ý kiến cho rằng, cần có cơ chế đặc thù ưu tiên cho một số địa bàn trọng điểm như Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây Bắc, Bộ trưởng Dũng khẳng định, trong kế hoạch đã bố trí đầy đủ và đảm bảo nguyên tắc này, cũng ưu tiên từ các nguồn vốn ODA khác như biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long, quốc phòng, an ninh và chính sách an sinh xã hội đối với Tây Bắc, các hệ thống thủy lợi hồ chứa đối với Tây Nguyên.

Riêng về cầu Đại Ngãi hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đã và đang làm việc với Nhật Bản để bàn phương án sử dụng ODA của Nhật Bản. Đường nối thành phố Lai Châu với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai có đưa vào dự án của ADB trong thời gian sắp tới để triển khai.

“Riêng các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù khó khăn, vừa qua Bộ Chính trị đã chỉ đạo và hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng một cơ chế đặc thù đối với các tỉnh này trong thời gian tới sẽ báo cáo Chính phủ và Quốc hội sau”, Bộ trưởng Dũng phát biểu thêm./.


 

Tác giả: An Nhi

Nguồn tin: kinhtevadubao.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 737 | lượt tải:3612

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 839 | lượt tải:347

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2650 | lượt tải:291

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2092 | lượt tải:275

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2256 | lượt tải:265
Đường dây nóng
  • Đang truy cập233
  • Hôm nay16,424
  • Tháng hiện tại324,160
  • Tháng trước:580,744
  • Tổng lượt truy cập16,317,332
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down