Hỗ trợ DNNVV: Ưu tiên DN khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Thứ ba - 08/11/2016 03:22 425 0
(Chinhphu.vn) - Ngày 8/11, Quốc hội sẽ nghe Bộ trưởng Bộ KH&ĐT trình bày dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Đây là dự án luật nhận được sự quan tâm của xã hội nhằm khuyến khích DNNVV phát triển, đồng thời thiết lập đồng bộ các chính sách hỗ trợ DNNVV có chọn lọc, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế của đất nước.
Hỗ trợ DNNVV: Ưu tiên DN khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Theo Tờ trình của Chính phủ, Nghị định 56/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp DNNVV được ban hành từ năm 2009, việc triển khai Nghị định 56 và các văn bản pháp luật liên quan thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.DDNVV góp phần chuyển dịch mô hình tăng trưởng

Tuy nhiên, chính sách và tổ chức thực hiện hỗ trợ DNNVV còn một số hạn chế, bất cập: Nghị định mang tính khuyến khích chung, chưa cụ thể, dẫn đến kết quả hỗ trợ còn hạn chế, chính sách hỗ trợ chưa đi vào cuộc sống, điển hình là các chính sách hỗ trợ tài chính, mặt bằng sản xuất, hỗ trợ mua sắm công, ươm tạo DN. Nghị định 56 quy định kế hoạch và chương trình trợ giúp phát triển DNNVV, song lại không quy định nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện, chưa tạo ra cơ chế hình thành nguồn kinh phí dành riêng hỗ trợ DNNVV, mà chủ yếu lồng ghép vào các chương trình, chính sách hiện hành theo ngành, lĩnh vực.

Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp DNNVV còn chậm, dàn trải, chưa tập trung hoặc gắn kết DN với nhau. Cơ chế điều phối hoạt động hỗ trợ DNNVV giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương chưa hiệu quả. Chưa có cơ chế thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với việc xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV trong khi nguồn ngân sách Nhà nước hạn chế…

Những hạn chế nêu trên đã làm cho những chính sách và chương trình hỗ trợ của Nhà nước chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ phát triển của cộng đồng DNNVV. Trong khi đó, các DNNVV rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để phát triển, nâng cao sức cạnh tranh, góp phần tích cực vào việc tạo ra việc làm và thu nhập, đóng góp vào quá trình chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tạo ra một nền kinh tế năng động và hiệu quả.

Thiết lập chính sách đồng bộ nhằm hỗ trợ DNNVV

Mục tiêu căn bản của việc xây dựng và ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV nhằm thiết lập đồng bộ các chính sách, chương trình nhằm hỗ trợ DNNVV có chọn lọc, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế của đất nước, lợi thế cạnh tranh của từng địa phương, quốc gia và nguồn lực có thể bố trí trong từng thời kỳ. Qua đó, nâng cao sức cạnh tranh và chất lượng hoạt động của khu vực DNNVV.

Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tính khả thi và không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tăng cường năng lực và hiệu quả cho hệ thống cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV, nâng cao hiệu quả điều phối, xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động hỗ trợ DNNVV. Tạo khung pháp lý để huy động khu vực kinh tế tư nhân và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia cùng Chính phủ thực hiện hỗ trợ DNNVV.

Những mục tiêu này cũng nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là Nghị quyết số 14-NQ/TW (khóa IX) ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Theo Ban soạn thảo, việc ra đời Luật này sẽ hỗ trợ DNNVV phù hợp với nguyên tắc thị trường, không phân biệt đối xử, bảo đảm không vi phạm các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. DNNVV sử dụng nguồn lực Nhà nước chủ yếu thông qua việc tạo cơ chế chính sách, điều kiện thuận lợi để các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV và thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNNVV được lựa chọn theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Nhà nước củng cố, kiện toàn hệ thống cơ quan, tổ chức hỗ trợ ở Trung ương và địa phương, đồng thời khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước để hỗ trợ DNNVV. Đặc biệt, các nội dung, biện pháp hỗ trợ DNNVV phải dựa trên nhu cầu của DN, nhằm giúp các DN tăng trưởng về chất lượng và quy mô.

Giải quyết khoảng cách giữa DN đăng ký và DN hoạt động

Về đối tượng áp dụng, Dự thảo Luật quy định đối tượng là các DN được thành lập theo Luật DN, đáp ứng các tiêu chí xác định DNNVV tại Điều 4 dự thảo Luật, trong đó ưu tiên hỗ trợ các đối tượng là DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, DN chuyển từ hộ kinh doanh, DNNVV trong lĩnh vực sản xuất chế biến, DNNVV tham gia chuỗi giá trị, cụm liên kết ngành…

Báo cáo đánh giá tác động dự án Luật cho rằng, cùng với những đột phá của Luật DN và những cải cách của Luật Đầu tư, các nỗ lực về cải cách điều kiện kinh doanh, giấy phép con đang được Chính phủ tích cực thực hiện và các biện pháp hỗ trợ phát triển DN Việt Nam đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 19 (năm 2014, 2015 và 2016),  Luật Hỗ trợ DNNVV sẽ có tác động tích cực tới mục tiêu đạt được 1 triệu DN đang thực sự hoạt động vào năm 2020.

Trong bối cảnh dư địa về các nguồn lực cho phát triển ngày càng hạn hẹp (nguồn vốn ODA đã giảm mạnh và trở lên đắt đỏ hơn, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu vực DN Nhà nước ngày một thu hẹp…), việc phát triển các DN tư nhân ở Việt Nam sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững và khả năng thoát khỏi bẫy các nước có thu nhập trung bình của Việt Nam trong những thập niên tới.

Đặc biệt, các biện pháp hỗ trợ cho các DNNVV như được xây dựng trong dự thảo Luật sẽ góp phần giải quyết một tình trạng hết sức đáng quan tâm hiện nay, đó là khoảng cách ngày càng rộng giữa các DN đăng ký và các DN đang thực sự tồn tại. Trong những năm vừa qua, khoảng cách giữa các DN đăng ký và DN thực sự đi vào hoạt động trong năm ngày một lớn. Tính trung bình trong giai đoạn 2005-2013, chỉ có 45% DN đã đăng ký là thực sự đi vào hoạt động và vẫn duy trì được hoạt động.

Theo Bộ KH&ĐT, tính đến tháng 10/2016, Việt Nam có 590.000 DN đang hoạt động và đang thực hiện các nghĩa vụ thuế (trong tổng số 959.000 DN đã đăng ký kinh doanh). Với mục tiêu sẽ có 1 triệu DN thực sự đi vào sản xuất kinh doanh và có thực hiện các nghĩa vụ về thuế vào năm 2020, sẽ có thêm 410.000 DN mới được thành lập và thực sự đi vào hoạt động trong vòng 4 năm tới.

 

Tác giả: Lê Sơn

Nguồn tin: baochinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 119 | lượt tải:32

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 446 | lượt tải:216

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 1895 | lượt tải:236

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 1618 | lượt tải:206

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 1670 | lượt tải:210
Đường dây nóng
  • Đang truy cập66
  • Hôm nay20,267
  • Tháng hiện tại452,831
  • Tháng trước:513,594
  • Tổng lượt truy cập11,604,493
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down