Trang mới của hoạt động đấu thầu qua mạng

Thứ hai - 12/09/2022 23:57 2.109 0
(BĐT) - Từ ngày 16/9/2022, Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Hệ thống e-GP) mới sẽ vận hành chính thức, với nhiều tính năng được củng cố, hoàn thiện, thuận tiện cho người dùng. Hệ thống e-GP mới sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động đấu thầu, góp phần quan trọng đưa hoạt động đấu thầu ở nước ta bước vào giai đoạn mới.
Hệ thống e-GP mới sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động đấu thầu, góp phần quan trọng đưa hoạt động đấu thầu ở nước ta bước vào giai đoạn mới. Ảnh: Lê Tiên
Hệ thống e-GP mới sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động đấu thầu, góp phần quan trọng đưa hoạt động đấu thầu ở nước ta bước vào giai đoạn mới. Ảnh: Lê Tiên

Sử dụng chứng thư số/chữ ký số công cộng

Trao đổi với Báo Đấu thầu, đại diện Doanh nghiệp dự án vận hành Hệ thống e-GP mới - Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hệ thống đấu thầu qua mạng quốc gia (IDNES) cho biết, Hệ thống e-GP mới sẽ sử dụng chứng thư số (CTS) công cộng cho các chủ thể khi tương tác với Hệ thống.

Theo đại diện IDNES, CTS/chữ ký số công cộng là chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp cho thuê bao sử dụng. CTS/chữ ký số công cộng bản chất là chữ ký điện tử, được doanh nghiệp sử dụng trên môi trường mạng để thực hiện ký kết hợp đồng, chứng từ cần thiết. CTS/chữ ký số có hiệu lực như chữ ký cá nhân hay con dấu của doanh nghiệp.

“Hệ thống e-GP mới sử dụng CTS/chữ ký số công cộng để xác thực thông tin của tổ chức/cá nhân đối với các nghiệp vụ lựa chọn nhà thầu và lựa chọn nhà đầu tư”, đại diện IDNES nhấn mạnh và cho biết CTS công cộng có một số ưu điểm nổi bật.

Một là, có thể sử dụng chung một CTS cho các hoạt động trên nhiều hệ thống khác nhau, ví dụ như: khai thuế điện tử, khai hồ sơ bảo hiểm xã hội điện tử, khai báo thống kê điện tử, nộp thuế điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, dịch vụ công của Kho bạc Nhà nước (KBNN), hải quan điện tử, hoàn thiện các giao dịch và hợp đồng điện tử…

Hai là, đảm bảo an toàn, bảo mật trong quá trình mã hóa dữ liệu hồ sơ dự thầu (HSDT), đồng thời bảo mật thông tin được mã hóa thông qua thiết bị CTS.

Ba là, dễ dàng xác thực thông tin tổ chức doanh nghiệp khi đăng ký sử dụng CTS trên Hệ thống. Người dùng có thể sử dụng ngay CTS sau khi đăng ký trên Hệ thống mà không cần đợi phê duyệt.

Với nhiều ưu điểm như trên, các đối tượng khác nhau có thể sử dụng CTS trên Hệ thống e-GP mới với nhiều mục đích khác nhau. Theo đó, bên mời thầu có thể dùng CTS công cộng để đăng tải thông báo mời thầu, thông báo mời sơ tuyển, mở thầu, trả lời các yêu cầu làm rõ hồ sơ mời thầu (HSMT), yêu cầu làm rõ HSDT, hủy thầu…

Đối với nhà thầu/nhà đầu tư, CTS công cộng có thể được sử dụng để ký vào hồ sơ dự sơ tuyển, HSDT, ký và xác nhận thông tin hồ sơ năng lực, yêu cầu làm rõ HSMT, trả lời về việc làm rõ HSDT, trả lời về gia hạn hiệu lực của HSDT…

Đối với chủ đầu tư, CTS công cộng có thể được sử dụng để xác nhận hủy thầu, giải quyết kiến nghị trên Hệ thống e-GP…

Đối với cơ quan có thẩm quyền, CTS công cộng có thể được sử dụng để hủy thầu, giải quyết kiến nghị trên Hệ thống e-GP…

Theo đại diện của IDNES, có bốn điểm lưu ý khi sử dụng CTS công cộng trên Hệ thống e-GP mới. Cụ thể, một là, CTS được cấp mới hoặc đã đăng ký và còn hiệu lực sử dụng tại thời điểm sử dụng trên Hệ thống e-GP. Hai là, mỗi CTS chỉ được đăng ký cho một tổ chức/đơn vị trên Hệ thống, không được đăng ký cho tổ chức khác. Trường hợp 1 tổ chức/đơn vị đăng ký nhiều vai trò trên Hệ thống (bên mời thầu, nhà thầu, chủ đầu tư, nhà đầu tư…) thì chỉ cần đăng ký 1 lần và có thể sử dụng cho tất cả các vai trò. Ba là, CTS công cộng có thể dùng chung cho các tài khoản tham gia/tài khoản nghiệp vụ thuộc cùng 1 tổ chức/đơn vị. Bốn là, chỉ sử dụng CTS của tổ chức, doanh nghiệp trên Hệ thống.

Nhiều chức năng được bổ sung, hỗ trợ người dùng

Nhằm mục tiêu quản lý thống nhất thông tin về đấu thầu và thực hiện đấu thầu qua mạng trên cơ sở đảm bảo an toàn, cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, Hệ thống e-GP được thiết kế, xây dựng gồm 11 phân hệ thành phần, bao gồm: Cổng thông tin (Portal); Quản lý người dùng (User Management); Hỗ trợ người dùng (Call Center); Ðấu thầu điện tử (e-Bidding), Mua sắm điện tử (e-Shopping Mall), Quản lý hợp đồng qua mạng (e-Contract), Thanh toán điện tử (e-Payment); Danh mục sản phẩm (Item list); Văn bản điện tử (e-Document); Quản lý năng lực nhà cung cấp (Supplier’s Performance Management); Bảo lãnh điện tử (e-Guarantee). Hệ thống hướng tới quản lý xuyên suốt quá trình đấu thầu, mua sắm công điện tử từ đăng tải thông tin dự án, kế thoạch lựa chọn nhà thầu/nhà đầu tư, phát hành HSMT, làm rõ, nộp HSDT, mở thầu, đánh giá, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu đến việc thương thảo, ký kết hợp đồng trực tuyến và theo dõi quản lý quá trình thực hiện hợp đồng. Hệ thống cũng sẽ kết nối với hệ thống của KBNN để nhận và quản lý kết quả thực hiện giải ngân.

Bên cạnh đó, để tạo cơ sở pháp lý cho việc vận hành Hệ thống eGP mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/5/2022 quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và Thông tư số 10/2022/TT-BKHĐT ngày 15/6/2022 quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin và lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Theo đó, kể từ ngày 16/9/2022, Hệ thống e-GP mới đưa vào vận hành được cập nhật theo quy định của các thông tư này. Đơn cử, khi nhà thầu tham dự thầu, Hệ thống e-GP mới sẽ tự động đánh giá các nội dung liên quan tới năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu như: lịch sử hợp đồng không hoàn thành; thực hiện nghĩa vụ thuế; kết quả hoạt động tài chính, doanh thu bình quân hàng năm. Hệ thống e-GP mới sẽ tự động trích xuất từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (HTTTQGVĐKDN) thông tin liên quan tới số liệu báo cáo tài chính của nhà thầu.

Cụ thể, từ năm 2021, số liệu báo cáo tài chính của nhà thầu sẽ được tự động trích xuất từ Hệ thống thuế điện tử (HTTĐT), HTTTQGVĐKDN vào cơ sở dữ liệu của nhà thầu trên Hệ thống e-GP mới. Khi nhà thầu tham dự thầu, các dữ liệu này sẽ tự động chuyển vào các biểu mẫu báo cáo tài chính trong HSDT. Trường hợp số liệu về báo cáo tài chính trên Hệ thống đã được cập nhật từ HTTĐT và HTTTQGVĐKDN thì nhà thầu không phải kê khai số liệu về báo cáo tài chính. Đối với số liệu báo cáo tài chính từ năm 2021 trở đi, trường hợp nhà thầu phát hiện Hệ thống chưa cập nhật số liệu so với HTTĐT thì nhà thầu sửa đổi cho phù hợp với số liệu đã báo cáo với cơ quan thuế, Hệ thống sẽ lưu lại các phiên bản sửa đổi thông tin của nhà thầu.

Nguồn: Nguyệt Nhi/baodauthau.vn/
Cập nhật: 14h00' ngày 12/9/2022

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 109 | lượt tải:29

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 431 | lượt tải:214

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 1880 | lượt tải:236

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 1607 | lượt tải:204

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 1656 | lượt tải:210
Đường dây nóng
  • Đang truy cập64
  • Hôm nay18,278
  • Tháng hiện tại321,467
  • Tháng trước:513,594
  • Tổng lượt truy cập11,473,129
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down