Danh mục thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh Lai Châu

Thứ năm - 17/02/2022 21:53 1.432 0
Các Danh mục thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh Lai Châu.
THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG DANH MỤC THU HÚT ĐẦU TƯ
DANH MỤC SỐ LƯỢNG
A. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP  57
I. THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MẮC CA 7
II. THU HÚT ĐẦU TƯ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT 8
III. THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU 9
IV. THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GẠO CHẤT LƯỢNG ĐẶC SẢN VÀ RAU, CỦ, QUẢ 11
V. THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI 19
VI. THU HÚT VÀO LĨNH VỰC CHẾ BIẾN 2
VII. THU HÚT LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI DU LỊCH  1
B. LĨNH VỰC DU LỊCH - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ  15
C. LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP - XÂY DỰNG 22
D. CÁC DANH MỤC THU HÚT VỀ KHOÁNG SẢN (Đã cho thêm danh mục mỏ sắt tại Mường Tè, mỏ vàng Pu Sam Cáp và 2 mỏ vàng nữa) 22
TỔNG SỐ 116
DANH MỤC THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
TT Danh mục thu hút Địa điểm đầu tư, phạm vi, quy mô Mô tả vùng dự án
A LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 
I THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MẮC CA (GẦN 100.000 ha) 
1 Trồng, phát triển cây Mắc ca tại huyện Than Uyên - Quy mô, phạm vi nghiên cứu trồng cây Mắc ca khoảng 7.460 ha tại các xã: Pha Mu 1.540 ha, Tà Hừa 2.040 ha, Ta Gia 3.880 ha.
- Quy mô, phạm vi nghiên cứu xây dựng nhà máy chế biến 2 ha tại xã Phúc Than, huyện Than Uyên.
1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 7.460 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Nhiệt độ bình quân năm 2020 dao động từ 20-240C. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện được chia thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Độ cao từ 320 đến 1.200 m so với mặt nước biển. Loại đất: đất đỏ vàng (Feralit), đất mùn đỏ vàng (Humic Acrisols). Độ dày tầng đất bình quân ≥ 70cm.
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Hiện trạng sử dụng: Đất trống có cây bụi, cây gỗ tái sinh, đất canh tác nương rẫy… Hiện trạng quản lý: Ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã; hộ gia đình, cá nhân. Tỷ lệ sử dụng đất khoảng 50%; diện tích khe, đất dốc có thể trồng kết hợp với trồng cây lâm nghiệp khác như Giổi, Lát hoa…
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Được xác định là huyện nằm trong trục kinh tế động lực của tỉnh (gồm các huyện, thành phố: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, TP Lai Châu và Phong Thổ); trên địa bàn huyện có quốc lộ 32 kết nối với tỉnh Yên Bái, quốc lộ 279 kết nối với tỉnh Sơn La và đường cao tốc Nội bài - Lào Cai (đã có dự án kết nối TP Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai); hệ thống đường đến tất cả các xã và đường liên bản đã được đầu tư. Vùng thu hút cơ bản chưa có hệ thống giao thông nội đồng vùng sản xuất, nhiều diện tích địa hình canh tác dốc, không bằng phẳng.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện hiện có 05 dự án đầu tư trồng cây Mắc ca của các doanh nghiệp đã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích là 4.011 ha; ngoài ra còn một số diện tích Mắc ca của hộ gia đình, cá nhân đã trồng theo chính sách hỗ trợ của tỉnh; năm 2021, tổng diện tích Mắc ca toàn huyện ước đạt 1.345 ha. Cách trung tâm huyện khoảng 5 km có quy hoạch cụm công nghiệp với quy mô 50 ha (tại xã Phúc Than). Là đầu mối giao thương giữa tỉnh Lào Cai, Lai Châu với Yên Bái, Sơn La. Có dịch vụ, đô thị khá phát triển, du lịch sinh thái gắn với lòng hồ thủy điện Bản Chát.
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi đất để nhà đầu tư thuê lại theo quy định; đối với diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết trồng và thu mua quả Mắc ca với người dân hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân, trồng xen với cây chè…
2 Trồng, phát triển cây Mắc ca tại huyện Tân Uyên Quy mô, phạm vi nghiên cứu 11.560 ha tại các xã: Hố Mít 120 ha; Mường Khoa 1.600 ha; Nậm Cần 2.000 ha; Nậm Sỏ 2.470 ha; Pắc Ta 3.140 ha; Phúc Khoa 450 ha; Tà Mít 1.260 ha; TT Tân Uyên 490 ha; Trung Đồng 30 ha.
1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 11.560 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Nhiệt độ bình quân năm 2020 dao động từ 20-240C.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện được chia thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng:
Độ cao từ 400 đến 1.200 m so với mặt nước biển.
Loại đất: đất đỏ vàng (Feralit), đất mùn đỏ vàng (Humic Acrisols).
 Độ dày tầng đất bình quân ≥ 70cm.
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Hiện trạng sử dụng: đất trống có cây bụi, cây gỗ tái sinh, đất canh tác nương rẫy…
 Hiện trạng quản lý: Ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã; hộ gia đình, cá nhân.
Tỷ lệ sử dụng đất khoảng 50-60%; diện tích khe, đất dốc có thể trồng kết hợp với trồng cây lâm nghiệp khác như: Giổi, Lát hoa…
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Được xác định là huyện nằm trong trục kinh tế động lực của tỉnh (gồm các huyện, thành phố: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, TP Lai Châu và Phong Thổ); trên địa bàn huyện có quốc lộ 32 kết nối với huyện Than Uyên (đi tỉnh Yên Bái) và huyện Tam Đường, tỉnh lộ 134 kết nối với huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La; hệ thống đường đến trung tâm tất cả các xã và hệ thống đường đến các bản đã được đầu tư. Có dự án tuyến đường kết nối TP Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua. Vùng diện tích thu hút cơ bản chưa có hệ thống giao thông nội đồng vùng sản xuất.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện hiện có 02 dự án đầu tư trồng cây Mắc ca của các doanh nghiệp đã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích là 556 ha; ngoài ra còn một số diện tích Mắc ca của hộ gia đình, cá nhân đã trồng theo chính sách hỗ trợ của tỉnh; năm 2021, tổng diện tích Mắc ca toàn huyện ước đạt 2.069 ha. Có quy hoạch cụm công nghiệp; quy hoạch Sân bay 117 ha; quy hoạch Sân golf; có điểm du lịch vùng chè gắn với suối nước nóng và du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Bản Chát…
) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất trống không có rừng do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất trống không có rừng đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết trồng và thu mua quả Mắc ca với người dân hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân, trồng xen với cây chè…
3 Trồng, phát triển cây Mắc ca tại huyện Tam Đường Quy mô, phạm vi nghiên cứu 850 ha tại xã Thèn Sin
1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 850 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Nhiệt độ bình quân năm 2020 dao động từ 20-240C.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện được chia thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Độ cao từ 460 đến 1.200 m so với mặt nước biển. Loại đất: đất đỏ vàng (Feralit), đất mùn đỏ vàng (Humic Acrisols). Độ dày tầng đất bình quân ≥ 70cm.
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Đất chưa sử dụng 517 ha; đất lúa khác 37 ha; đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác 185ha; đất rừng sản xuất 60 ha; đất rừng phòng hộ 51 ha. Diện tích vùng dự án do UBND xã Thèn Sin, Ban quản lý rừng phòng hộ, cá nhân hộ gia đình quản lý. Tỷ lệ sử dụng đất khoảng 50-60%; diện tích khe, đất dốc có thể trồng kết hợp với trồng cây lâm nghiệp khác như: Giổi, Lát hoa…
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Được xác định là huyện nằm trong trục kinh tế động lực của tỉnh (gồm các huyện, thành phố: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, TP Lai Châu và Phong Thổ); huyện Tam Đường có vị trí địa lý thuận lợi, là huyện cửa ngõ của tỉnh Lai Châu, có các tuyến giao thông nối giữa cửa khẩu Ma Lù Thàng với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, kết nối giữa khu du lịch quốc gia Sa Pa - thành phố Lai Châu - thành phố Điện Biên Phủ, tuyến nối Thành phố Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua. Vùng thu hút nằm giáp đường giao thông liên huyện từ xã San Thàng, TP Lai Châu đi xã Thèn Sin, huyện Tam Đường thông sang xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện hiện có 01 dự án đầu tư trồng cây Mắc ca của các doanh nghiệp đã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích là 359 ha; ngoài ra còn một số diện tích Mắc ca của hộ gia đình, cá nhân đã trồng theo chính sách hỗ trợ của tỉnh. Hiện tại đang có 01 nhà đầu tư quan tâm khảo sát lập dự án (đã được UBND tỉnh chấp thuận) tại địa điểm thu hút; năm 2021, tổng diện tích Mắc ca toàn huyện ước đạt 838 ha. Trên địa bàn huyện có khu du lịch thác Tác Tình, có điểm du lịch Cầu kính Rồng mây và nhiều điểm du lịch cộng đồng đặc sắc…
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất trống không có rừng do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất trống không có rừng đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết trồng và thu mua quả Mắc ca với người dân hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân, trồng xen với cây chè…
4 Trồng, phát triển cây Mắc ca tại huyện Phong Thổ
- Quy mô, phạm vi nghiên cứu trồng cây Mắc ca 3.310 ha tại các xã: Mù Sang 350 ha; Dào San 420 ha; Ma Ly Pho 430 ha; TT. Phong Thổ 550 ha; Mường So 400 ha; Lản Nhì Thàng 770 ha; Nậm Xe 120 ha; Sin Suối Hồ 270 ha.
- Quy mô, phạm vi nghiên cứu xây dựng nhà máy chế biến 2 ha tại xã Mường So, huyện Phong Thổ
1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 3.310 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Nhiệt độ bình quân năm 2020 dao động từ 20-250C.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện được chia thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Độ cao từ 260 đến 1.200 m so với mặt nước biển. Loại đất: đất đỏ vàng (Feralit), đất mùn đỏ vàng (Humic Acrisols). Độ dày tầng đất bình quân ≥ 70cm.
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Hiện trạng sử dụng: đất trống có cây bụi, cây gỗ tái sinh, đất canh tác nương rẫy…
 Hiện trạng quản lý: Ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã; hộ gia đình, cá nhân.
Tỷ lệ sử dụng đất khoảng 60%; diện tích khe, đất dốc có thể trồng kết hợp với trồng cây lâm nghiệp khác như: Giổi, Lát hoa…
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Được xác định là huyện nằm trong trục kinh tế động lực của tỉnh (gồm các huyện, thành phố: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, TP Lai Châu và Phong Thổ); trên địa bàn huyện có quốc lộ 4D kết nối với TP Lai Châu và huyện Tam Đường, quốc lộ 12 kết nối với Cửa khẩu Ma Lù Thàng (thông thương với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, là thị trường có nhu cầu rất lớn về sản phẩm nông sản) và tỉnh Điện Biên và quốc lộ 100; trong huyện cũng có khu công nghiệp Mường So rộng 200 ha; hệ thống đường đến trung tâm các xã và hệ thống đường đến các bản đã được đầu tư. Vùng diện tích thu hút cơ bản chưa có hệ thống giao thông nội đồng vùng sản xuất.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện có 02 vườn ươm cây Mắc ca giống tại xã Lản Nhì Thàng; ngoài ra còn một số diện tích Mắc ca của hộ gia đình, cá nhân đã trồng theo chính sách hỗ trợ của tỉnh, năm 2021, tổng diện tích Mắc ca toàn huyện ước đạt 277 ha.
Có quy hoạch khu công nghiệp tại xã Mường So quy mô 200 ha, điểm du lịch cộng đồng tại xã Sin Suối Hồ…
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất trống không có rừng do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất trống không có rừng đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết trồng và thu mua quả Mắc ca với người dân hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
5 Trồng, phát triển cây Mắc ca tại huyện Sìn Hồ Quy mô, phạm vi nghiên cứu 29.730 ha tại các xã: Căn Co 3.710 ha; Chăn Nưa 1.310 ha; Hồng Thu 1.820 ha; Làng Mô 810 ha; Lùng Thàng 1.150 ha; Ma Quai 560 ha; Nậm Cha 1.820 ha; Nậm Cuổi 3.270 ha; Nậm Hăn 3.900 ha; Nậm Mạ 160 ha; Nậm Tăm 1.520  ha; Noong Hẻo 800 ha; Pa Khóa 460 ha; Pa Tần 3.060 ha; Phăng Sô Lin 730 ha; Phìn Hồ 760 ha; Pu Sam Cáp 640 ha; Sà Dề Phìn 580 ha; Tà Ngảo 310  ha; Tả Phìn 220 ha; Tủa Sín Chải 2.140 ha. 1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 29.7300 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Nhiệt độ bình quân năm 2020 dao động từ 18-240C. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện được chia thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Độ cao từ 180 đến 1.200 m so với mặt nước biển. Loại đất: đất đỏ vàng (Feralit), đất mùn đỏ vàng (Humic Acrisols). Độ dày tầng đất bình quân ≥ 70cm.
 d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Hiện trạng sử dụng: Chủ yếu là đất sản xuất nông, lâm nghiệp và đất chưa sử dụng. Hiện trạng quản lý: Ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã; hộ gia đình, cá nhân. Tỷ lệ sử dụng đất khoảng 60-70%; diện tích khe, đất dốc có thể trồng kết hợp với trồng cây lâm nghiệp khác như: Giổi, Lát hoa…
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Vùng thu hút thuộc 03 vùng: Vùng thấp, vùng dọc sông Nậm Na và vùng cao huyện Sìn Hồ. Vùng thấp có đường tỉnh lộ 133 nối thành phố Lai Châu với các xã vùng thấp từ 27 - 75km, đường thủy nội địa vùng lòng hồ thủy điện Sơn La đi Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La và đi Mường Lay tỉnh Điện Biên; vùng dọc sông Nậm Na có quốc lộ 12 đi qua nối Lai Châu và Điện Biên; vùng cao có tỉnh lộ 129 nối thị trấn Sìn Hồ với quốc lộ 12 khoảng 38 km và tỉnh lộ 128 nối thành phối Lai Châu với vùng cao từ 58 - 75 km. 100% xã có đường nhựa và điện lưới quốc gia; vùng diện tích thu hút cơ bản chưa có hệ thống giao thông nội đồng vùng sản xuất.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện hiện có 01 dự án đầu tư trồng cây Mắc ca của các doanh nghiệp đã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích là 1.535 ha; ngoài ra còn một số diện tích Mắc ca của hộ gia đình, cá nhân đã trồng theo chính sách hỗ trợ của tỉnh; năm 2021, tổng diện tích Mắc ca toàn huyện ước đạt 126 ha.
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất trống không có rừng do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất trống không có rừng đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết trồng và thu mua quả Mắc ca với người dân hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
6 Trồng, phát triển cây Mắc ca tại huyện Nậm Nhùn Quy mô, phạm vi nghiên cứu 14.400 ha tại các xã: Lê Lợi 1.400 ha; Nậm Ban 1.100 ha; Nậm Chà 3.200 ha; Nậm Hàng 4.000 ha; Nậm Pì 2.200 ha; Pú Đao 700 ha; Trung Chải 1.400 ha và TT Nậm Nhùn 400 ha
1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 16.000 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Nhiệt độ bình quân năm 2020 dao động từ 22-260C. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện được chia thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Độ cao từ 180 đến 940 m so với mặt nước biển. Loại đất: đất đỏ vàng (Feralit), đất mùn đỏ vàng (Humic Acrisols).
 Độ dày tầng đất bình quân ≥ 70cm.
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất:
Hiện trạng sử dụng: đất trống, đồi trọc, các vùng đất chưa sử dụng, đất lâm nghiệp, đất trồng cây hàng năm, lâu năm….
Hiện trạng quản lý: Ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã; hộ gia đình, cá nhân. Tỷ lệ sử dụng đất khoảng 70%;  diện tích khe, đất dốc có thể trồng kết hợp với trồng cây lâm nghiệp khác như: Giổi, Lát hoa…
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối:
- Hiện tại các xã đã có đường giao thông kiên cố hóa mặt bằng bê tông hoặc bê tông nhựa; hệ thống điện, thông tin liên lạc, nước sinh hoạt, thủy lợi đã có đầy đủ đến các xã và hầu hết các điểm bản đã được đầu tư.
- Các vùng thu hút cách trung tâm thị trấn huyện Nậm Nhùn trung bình khoảng 10-50km; cách tỉnh lộ 127; QL4H, QL12 trung bình khoảng 15-30km; cách trung tâm TP Lai Châu, TP. Điện Biên khoảng 120km; vùng diện tích thu hút cơ bản chưa có hệ thống giao thông nội đồng vùng sản xuất.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện hiện có 02 dự án đầu tư trồng cây Mắc ca của các doanh nghiệp đã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích là 403 ha và 01 vườn ươm giống cây Mắc ca tại xã Lê Lợi; ngoài ra còn một số diện tích Mắc ca của hộ gia đình, cá nhân đã trồng theo chính sách hỗ trợ của tỉnh; năm 2021, tổng diện tích Mắc ca toàn huyện ước đạt 189,9 ha.
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất trống không có rừng do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất trống không có rừng đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết trồng và thu mua quả Mắc ca với người dân hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
7 Trồng, phát triển cây Mắc ca tại huyện Mường Tè - Quy mô, phạm vi nghiên cứu trồng cây Mắc ca 26.700 ha tại các xã: Tà Tổng 13.030 ha; Mù Cả 3.650 ha; Pa Vệ Sử 2.370 ha; Bum Tở 1.150 ha; Mường Tè 640 ha; Nậm Khao 2.060 ha; Pa Ủ 1.850 ha; Kan Hồ 1.950 ha.
- Quy mô, phạm vi nghiên cứu xây dựng nhà máy chế biến 04 ha tại TT Mường Tè, huyện Mường Tè.
1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 26.600 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Nhiệt độ bình quân năm 2020 dao động từ 22-260C. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện được chia thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Độ cao từ 260 đến 1.200 m so với mặt nước biển. Loại đất: đất đỏ vàng (Feralit), đất mùn đỏ vàng (Humic Acrisols). Độ dày tầng đất bình quân ≥ 70cm.
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Hiện trạng sử dụng: đất trống có cây bụi, cây gỗ tái sinh, đất canh tác nương rẫy… Hiện trạng quản lý: Bao gồm đất sản xuất, đất trống quy hoạch rừng sản xuất, phòng hộ. Đất do Ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã và hộ gia đình, cá nhân quản lý. Tỷ lệ sử dụng đất khoảng 70%; diện tích khe, đất dốc có thể trồng kết hợp với trồng cây lâm nghiệp khác như: Giổi, Lát hoa…
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Huyện Mường Tè có đường giao thông thuận lợi kết nối với huyện Nậm Nhùn và Sìn Hồ đi TP Lai Châu hoặc về tỉnh Điện Biên, hệ thống đường giao thông đến tất các xã và có hệ thống đường liên bản đã được đầu tư; vùng diện tích thu hút cơ bản chưa có hệ thống giao thông nội đồng vùng sản xuất.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện hiện có 01 dự án đầu tư trồng cây Mắc ca của các doanh nghiệp đã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với tổng diện tích là 3.763 ha; ngoài ra còn một số diện tích Mắc ca của hộ gia đình, cá nhân đã trồng theo chính sách hỗ trợ của tỉnh; năm 2021, tổng diện tích Mắc ca toàn huyện ước đạt 469 ha.
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất trống không có rừng do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất trống không có rừng đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết trồng và thu mua quả Mắc ca với người dân hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
II THU HÚT ĐẦU TƯ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT (27.500 ha) 
1 Trồng rừng sản xuất tại huyện Than Uyên gắn với chế biến lâm sản tại huyện Than Uyên Quy mô, phạm vi nghiên cứu 7.000 ha tại các xã: Mường Mít 2.300 ha; Pha Mu 1.200 ha; Tà Hừa 300 ha; Tà Mung 550 ha; Khoen On 2.650 ha
1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 7.000 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Than Uyên.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng:
Độ cao từ 300 đến 1.200 m so với mặt nước biển. Loại đất: đất đỏ vàng (Feralit), đất mùn đỏ vàng (Humic Acrisols).
 Độ dày tầng đất bình quân ≥ 70cm.
Đất đai, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp để trồng các loài cây lâm nghiệp như: Quế, Giổi, Lát hoa…
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Hiện trạng sử dụng: đất trống có cây bụi, cây gỗ tái sinh, đất canh tác nương rẫy…
Hiện trạng quản lý: Ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã; hộ gia đình, cá nhân. Tỷ lệ sử dụng đất khoảng 60-70%.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Than Uyên.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện hiện có 02 doanh nghiệp đã được UBND tỉnh chấp thuận khảo sát để lập dự án, 01 doanh nghiệp đang đề xuất chủ trương đầu tư trồng quế kết hợp trồng gỗ lớn; trên địa bàn huyện đã có 796 ha cây quế của hộ gia đình, cá nhân đã trồng theo chính sách hỗ trợ của tỉnh. Cách trung tâm huyện đi về phía huyện Tân Uyên khoảng 5 km có quy hoạch cụm công nghiệp với quy mô 50 ha (tại xã Phúc Than). Là đầu mối giao thương giữa tỉnh Lào Cai, Lai Châu với Yên Bái, Sơn La. Có dịch vụ, đô thị khá phát triển, du lịch sinh thái gắn với lòng hồ thủy điện Bản Chát.
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất trống không có rừng do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất trống không có rừng đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết trồng và thu mua sản phẩm lâm sản với người dân hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
2 Trồng rừng sản xuất tại huyện Than Uyên gắn với chế biến lâm sản tại huyện Tân Uyên - Quy mô, phạm vi nghiên cứu 5.500 ha tại các xã: Nậm Cần 1.750 ha; Nậm Sỏ 2.100 ha; Tà Mít 1.150 ha; Thân Thuộc 500 ha.
- Quy mô, phạm vi nghiên cứu xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu quế 2 ha xã Nậm Sỏ, huyện Tân Uyên
1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 5.500 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tân Uyên.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Độ cao từ 450 đến 1.200 m so với mặt nước biển. Loại đất: đất đỏ vàng (Feralit), đất mùn đỏ vàng (Humic Acrisols). Độ dày tầng đất bình quân ≥ 70cm. Đất đai, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp để trồng các loài cây lâm nghiệp như: Quế, Giổi, Lát hoa…
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Hiện trạng sử dụng: đất trống có cây bụi, cây gỗ tái sinh, đất canh tác nương rẫy… Hiện trạng quản lý: Ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã; hộ gia đình, cá nhân. Tỷ lệ sử dụng đất khoảng 60-70%.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tân Uyên..
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện hiện có 01 doanh nghiệp đã đầu tư trồng cây Giổi; 01 nhà đầu tư đang đề xuất chủ trương đầu tư dự án trồng rừng và dược liệu; 01 nhà đầu tư hiện đang khảo sát lập dự án; trên địa bàn huyện đã có 3.096 ha cây quế của hộ gia đình, cá nhân đã trồng theo chính sách hỗ trợ của tỉnh. Có quy hoạch cụm công nghiệp với quy mô 50 ha (tại xã Phúc Than); quy hoạch Sân bay 117 ha; quy hoạch Sân golf; có điểm du lịch vùng chè gắn với suối nước nóng và du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Bản Chát…
4) Khả năng tập trung đất đai: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Than Uyên.
3 Trồng rừng sản xuất tại huyện Tam Đường gắn với chế biến lâm sản tại huyện Tam Đường Quy mô, phạm vi nghiên cứu 800 ha tại các xã Khun Há 570 ha, Nà Tăm 230 ha.
1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 800 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tam Đường.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng:
Độ cao từ 580 đến 920 m so với mặt nước biển.
Loại đất: đất đỏ vàng (Feralit), đất mùn đỏ vàng (Humic Acrisols).
 Độ dày tầng đất bình quân ≥ 70cm.
Đất đai, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp để trồng các loài cây lâm nghiệp như: Quế, Giổi, Lát hoa…
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Đất trồng cây lâu năm, hàng năm khác, đất trống; hiện trạng quản lý toàn bộ số diện tích đất trên đã giao cho người dân quản lý canh tác, sản xuất.
 Tỷ lệ sử dụng đất khoảng 60-70%.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tam Đường.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện hiện có 01 doanh nghiệp đã được UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án Trồng và phát triển cây Mắc ca kết hợp với một số cây lâm nghiệp khác; 01 dự án đã triển khai trồng rừng gỗ lớn (cây Giổi) từ năm 2016.
Trên địa bàn huyện có phân khu khu du lịch thác Tác tình, có điểm du lịch Cầu kính rồng mây và nhiều điểm du lịch cộng đồng…
4) Khả năng tập trung đất đai: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Than Uyên.
4 Trồng rừng sản xuất tại huyện Phong Thổ gắn với chế biến lâm sản tại huyện Phong Thổ Quy mô, phạm vi nghiên cứu 950 ha tại các xã: Vàng Ma Chải 100 ha; Hoang Thèn 250 ha; Huổi Luông 600 ha. 1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 950 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Phong Thổ.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Độ cao từ 280 đến 1.200 m so với mặt nước biển. Loại đất: đất đỏ vàng (Feralit), đất mùn đỏ vàng (Humic Acrisols). Độ dày tầng đất bình quân ≥ 70cm. Đất đai, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp để trồng các loài cây lâm nghiệp như: Quế, Giổi, Lát hoa…
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Hiện trạng sử dụng: đất trống có cây bụi, cây gỗ tái sinh, đất canh tác nương rẫy… Hiện trạng quản lý: Ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã; hộ gia đình, cá nhân. Tỷ lệ sử dụng đất khoảng 60-70%.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Phong Thổ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện đã có 100 ha cây quế của hộ gia đình, cá nhân đã trồng theo chính sách hỗ trợ của tỉnh, chưa có dự án đầu tư trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp. Có quy hoạch khu công nghiệp tại xã Mường So quy mô 200 ha, điểm du lịch cộng đồng tại xã Sin Suối Hồ…
4) Khả năng tập trung đất đai: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Than Uyên.
5 Trồng rừng sản xuất tại huyện Sìn Hồ gắn với chế biến lâm sản tại huyện Sìn Hồ Quy mô, phạm vi nghiên cứu 8.600 ha tại các xã: Chăn Nưa 1.450 ha; Làng Mô 1.000 ha; Lùng Thàng 1.000 ha; Ma Quai 750 ha; Nậm Mạ 550 ha; Noong Hẻo 200 ha; Pa Khóa 500 ha; Phăng Sô Lin 200 ha; Phìn Hồ 450 ha; Pu Sam Cáp 50 ha; Sà Dề Phìn 750 ha; Tả Ngảo 700 ha; Tả Phìn 250; Tủa Sín Chải 750 ha. 1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 8.600 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Sìn Hồ.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Độ cao từ 180 đến 1.200 m so với mặt nước biển. Loại đất: đất đỏ vàng (Feralit), đất mùn đỏ vàng (Humic Acrisols). Độ dày tầng đất bình quân ≥ 70cm. Đất đai, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp để trồng các loài cây lâm nghiệp như: Quế, Giổi, Lát hoa…
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Hiện trạng sử dụng: Chủ yếu là đất sản xuất nông, lâm nghiệp và đất chưa sử dụng. Hiện trạng quản lý: Ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã; hộ gia đình, cá nhân. Tỷ lệ sử dụng đất khoảng 60-70%.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Sìn Hồ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện đã có 2.299 ha cây quế của hộ gia đình, cá nhân đã trồng theo chính sách hỗ trợ của tỉnh, chưa có dự án đầu tư trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp.
4) Khả năng tập trung đất đai: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Than Uyên.
6 Trồng rừng sản xuất tại huyện Nậm Nhùn gắn với chế biến lâm sản tại huyện Nậm Nhùn Các xã: Mường Mô 1.400 ha; Nậm Chà 850 ha. 1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 2.250 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Nậm Nhùn.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Độ cao từ 280 đến 920 m so với mặt nước biển. Loại đất: đất đỏ vàng (Feralit), đất mùn đỏ vàng (Humic Acrisols). Độ dày tầng đất bình quân ≥ 70cm. Đất đai, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp để trồng các loài cây lâm nghiệp như: Quế, Giổi, Lát hoa…
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Hiện trạng sử dụng: Đất trống, đồi trọc, các vùng đất chưa sử dụng, đất lâm nghiệp, đất trồng cây hàng năm, lâu năm…. Hiện trạng quản lý: Ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã; hộ gia đình, cá nhân. Tỷ lệ sử dụng đất khoảng 60-70%.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Nậm Nhùn.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện chưa có dự án đầu tư trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp; hiện tại đang có 01 doanh nghiệp đang khảo sát lập dự án; trên địa bàn huyện đã có 683 ha cây quế của hộ gia đình, cá nhân đã trồng theo chính sách hỗ trợ của tỉnh.
4) Khả năng tập trung đất đai: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Than Uyên.
7 Trồng rừng sản xuất tại huyện Mường Tè gắn với chế biến lâm sản tại huyện Mường Tè - Quy mô, phạm vi nghiên cứu trồng rừng sản xuất 4.700 ha tại các xã: Ka Lăng 850 ha; Mường Tè 2.050 ha; Vàng San 1.650 ha; Pa Ủ 150 ha.
 

- Quy mô, phạm vi nghiên cứu xây dựng nhà máy chế biến tinh dầu quế 2 ha xã Bum Tở, huyện Mường Tè
1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 4.700 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Mường Tè.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng:
Độ cao từ 280 đến 1.200 m so với mặt nước biển. Loại đất: đất đỏ vàng (Feralit), đất mùn đỏ vàng (Humic Acrisols).
 Độ dày tầng đất bình quân ≥ 70cm.
Đất đai, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp để trồng các loài cây lâm nghiệp như: Quế, Giổi, Lát hoa…
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất:
Hiện trạng sử dụng: đất trống có cây bụi, cây gỗ tái sinh, đất canh tác nương rẫy… Hiện trạng quản lý: Bao gồm đất sản xuất, đất trống quy hoạch rừng sản xuất, phòng hộ. Đất do Ban quản lý rừng phòng hộ, UBND xã và hộ gia đình, cá nhân quản lý. Tỷ lệ sử dụng đất khoảng 60-70%.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Mường Tè.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Hiện tại trên địa bàn huyện có 01 doanh nghiệp đã đề xuất chủ trương đầu dự án trồng rừng sản xuất gỗ lớn; trên địa bàn huyện đã có 1.315 ha cây quế của hộ gia đình, cá nhân đã trồng theo chính sách hỗ trợ của tỉnh.
4) Khả năng tập trung đất đai: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Than Uyên.
8 Trồng và chế biến các sản phẩm từ cây tre Quy mô vùng nguyên liệu hiện có trên 13.300 ha, trong đó:
- Huyện Phong Thổ: Tổng diện tích rừng tre, nứa 165,55 ha, diện tích Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 290,43 ha.
- Huyện Nậm Nhùn: Có trên 5.700 ha rừng hỗ giao gỗ và tre nứa trên 3.600 ha.
- Huyện Mường Tè: Có trên trên 3.600 ha rừng hỗ giao gỗ và tre nứa.
1) Hiện trạng đất đai: Các huyện có vùng nguyên liệu lá tre lớn của tỉnh gồm:
- Huyện Phong Thổ: rừng tre, nứa 165,55 ha, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 290,43 ha.
- Huyện Nậm Nhùn: Có trên 5.700 ha rừng hỗ giao gỗ và tre nứa.
- Huyện Mường Tè: Có trên trên 3.600 ha rừng hỗ giao gỗ và tre nứa.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của các huyện Phong Thổ, Nậm Nhùn và Mường Tè.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Thu hút nhà máy chế biến gắn với khu công nghiệp Mường So, huyện Phong Thổ. Hiện tại có 01 doanh nghiệp đã được UBND tỉnh chấp thuận khảo sát vùng nguyên liệu.
4) Khả năng tập trung đất đai để trồng tre vùng nguyên liệu: Đối với những diện tích đất trống không có rừng do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất trống không có rừng đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết trồng và thu mua sản phẩm lâm sản với người dân hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
III THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU (trên 8.000 ha) 
* Phát triển cây sâm Lai Châu (khoảng  5.624 ha)
1 Sản xuất giống, phát triển trồng và chế biến Sâm Lai Châu tại huyện Phong Thổ Quy mô dự kiến 100 ha, tại các xã của huyện. Đầu tư giống, phân bón, kỹ thuật để liên kết các hộ gia đình trồng và bao tiêu sản phẩm Sâm Lai Châu dưới tán rừng. 1) Hiện trạng đất đai:
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 100 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Phong Thổ.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Phong Thổ.
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Hiện trạng tỷ lệ che phủ tại các xã vùng dự án bình quân 53,69%; Diện tích rừng trong vùng dự án 21.441,73ha (rừng phòng hộ 20.538,63ha (BQLR phòng hộ quản lý), rừng sản xuất 903,11ha (QBLR và UBND xã quản lý)). Đối với diện tích trồng thuần sử dụng đất nương dãy (HNK).
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Phong Thổ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác:Trên địa bàn tỉnh đã có các đề tài, dự án liên quan như sau:
- Đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển các loại Sâm Lai Châu, Tam thất hoang ở các xã vùng cao huyện Mường Tè”. Thời gian thực hiện 2014-2017.
- Đề tài điều tra đánh giá hệ thực vật quý hiếm cần được bảo tồn trong hệ sinh thái rừng ở khu vực Mường Tè; Thời gian thực hiện 2009-2011.
- Đề tài nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài cây thuốc quý hiếm có giá trị kinh tế thuộc chi Bảy lá một hoa (Paris) tại tỉnh Lai Châu: Thời gian thực hiện 2018-2021.
- Dự án Xây dựng mô hình trồng cây tam thất hoang Mường Tè (Sâm Lai Châu) tại các huyện Mường Tè, Sìn Hồ và Phong Thổ tỉnh Lai Châu, thời gian thực hiện 2017-2020.
Trên địa bàn huyện đã có 02 đơn vị được UBND tỉnh chấp thuận vào khảo sát đầu tư.
4) Khả năng tập trung đất đai: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Phong Thổ.
2 Sản xuất giống, phát triển trồng và chế biến Sâm Lai Châu tại huyện Tam Đường Quy mô khoảng 300 ha tại các xã: Giang Ma: 100 ha; Hồ Thầu: 100 ha; Khun Há: 100 ha 1) Hiện trạng đất đai:
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 300 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Tam Đường.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Tam Đường.
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Diện tích thuộc đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; đang được UBND xã, Ban Quản lý rừng phòng hộ, cộng đồng dân cư, hộ dân quản lý, sử dụng.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Tam Đường.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Như đã mô tả tại danh mục trồng sâm tại huyện Phong Thổ.
4) Khả năng tập trung đất đai: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Tam Đường.
3 Sản xuất giống, phát triển trồng và chế biến Sâm Lai Châu tại huyện Sìn Hồ Quy mô: 2.174,74 ha.
Gồm có 7 vùng, tại các xã và liên xã: Tả Phìn, Thị trấn Sìn Hồ, Sà Dề Phìn, Tả Ngảo, Làng Mô; Tủa Sín Chải + Làng Mô; Tủa Sín Chải
1) Hiện trạng đất đai:
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư: 2.174,74 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Sìn Hồ.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Sìn Hồ.
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Diện tích thuộc đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; đang được UBND xã, Ban Quản lý rừng phòng hộ, cộng đồng dân cư, hộ dân quản lý, sử dụng.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần đánhgiá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Sìn Hồ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Như đã mô tả tại danh mục trồng sâm tại huyện Phong Thổ.
4) Khả năng tập trung đất đai: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Sìn Hồ.
4 Sản xuất giống, phát triển trồng và chế biến Sâm Lai Châu tại huyện Mường Tè Quy mô, phạm vi nghiên cứu 3.050 ha tại các xã: Pa Vệ Sử: 600 ha; Tà Tổng: 450 ha; Thu Lũm: 2.000 ha 1) Hiện trạng đất đai:
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư: khoảng 3.050 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Mường Tè.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Mường Tè.
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Diện tích thuộc đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; đang được UBND xã, Ban Quản lý rừng phòng hộ, cộng đồng dân cư, hộ dân quản lý, sử dụng.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Mường Tè.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Như đã mô tả tại danh mục trồng sâm tại huyện Phong Thổ
4) Khả năng tập trung đất đai: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Mường Tè.
* Phát triển cây dược liệu khác (khoảng 3.320 ha)
5 Đầu tư trồng, phát triển cây dược liệu tại huyện Tam Đường Quy mô, phạm vi nghiên cứu khoảng 20 ha tại các xã: Giang Ma; Hồ Thầu; Khun Há. Phát triển các loại cây dược liệu như tam thất, bảy lá 1 hoa… 1) Hiện trạng đất đai:
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 20 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Tam Đường.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Tam Đường.
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Diện tích thuộc đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; đang được UBND xã, Ban Quản lý rừng phòng hộ, cộng đồng dân cư, hộ dân quản lý, sử dụng.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Tam Đường.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Như đã mô tả tại danh mục trồng sâm tại huyện Phong Thổ.
4) Khả năng tập trung đất đai: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Tam Đường.
6 Đầu tư trồng, phát triển cây dược liệu tại huyện Phong Thổ Quy mô, phạm vi nghiên cứu khoảng 2.000 ha tại các xã: Dào San: 90 ha; Mồ Sì San: 140 ha; Pa Vây Sử: 640 ha; Sì Lở Lầu: 440 ha; Sin Suối Hồ: 450 ha; Tung Qua Lìn: 240 ha. Phát triển các loại cây dược liệu như tam thất, bảy lá 1 hoa… 1) Hiện trạng đất đai:
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư khoảng 2.000 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Phong Thổ.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Phong Thổ.
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Phong Thổ.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Phong Thổ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác:Như đã mô tả tại danh mục trồng sâm tại huyện Phong Thổ
4) Khả năng tập trung đất đai: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Phong Thổ.
7 Đầu tư trồng, phát triển cây dược liệu tại huyện Sìn Hồ Quy mô khoảng 50 ha, tại các xã: Sà Dề Phìn; Tả Ngảo; Tả Phìn. Phát triển các loại cây dược liệu như tam thất, bảy lá 1 hoa… 1) Hiện trạng đất đai:
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư: khoảng 50 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Sìn Hồ.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Sìn Hồ.
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Diện tích thuộc đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; đang được UBND xã, Ban Quản lý rừng phòng hộ, cộng đồng dân cư, hộ dân quản lý, sử dụng.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần đánhgiá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Sìn Hồ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Như đã mô tả tại danh mục trồng sâm tại huyện Phong Thổ.
4) Khả năng tập trung đất đai: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Sìn Hồ.
8 Đầu tư trồng, phát triển cây dược liệu tại huyện Mường Tè Quy mô, phạm vi nghiên cứu 50 ha tại các xã: Pa Vệ Sủ; Tà Tổng; Thu Lũm. Phát triển các loại cây dược liệu như tam thất, bảy lá 1 hoa… 1) Hiện trạng đất đai:
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư: khoảng 50 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Mường Tè.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Mường Tè.
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Diện tích thuộc đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; đang được UBND xã, Ban Quản lý rừng phòng hộ, cộng đồng dân cư, hộ dân quản lý, sử dụng.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Mường Tè.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Như đã mô tả tại danh mục trồng sâm tại huyện Phong Thổ.
4) Khả năng tập trung đất đai: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Mường Tè.
9 Trồng và chế biến cây dược liệu dưới tán rừng huyện Nậm Nhùn Quy mô, phạm vi nghiên cứu 1.200 ha tại các xã: Pú Đao, Hua Bum, Nậm Ban, Trung Chải, Nậm Hàng. Phát triển các loại cây dược liệu như tam thất, bảy lá 1 hoa… 1) Hiện trạng đất đai:
a) Diện tích thu hút khảo sát đầu tư: khoảng 1.200 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Nậm Nhùn.
c) Đặc điểm cơ bản về thổ nhưỡng: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Nậm Nhùn.
d) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Diện tích thuộc đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; đang được UBND xã, Ban Quản lý rừng phòng hộ, cộng đồng dân cư, hộ dân quản lý, sử dụng.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần đánhgiá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Nậm Nhùn.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Như đã mô tả tại danh mục trồng sâm tại huyện Phong Thổ
4) Khả năng tập trung đất đai: Như phần đánh giá danh mục trồng rừng sản xuất tại huyện Nậm Nhùn.
IV THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GẠO CHẤT LƯỢNG ĐẶC SẢN VÀ RAU, CỦ, QUẢ  
* Vùng chuyên canh rau, củ, quả (rau chân vịt, ngô ngọt, chanh leo…) (quy mô khoảng 1.500 ha)
1 Vùng chuyên canh rau, củ, quả trên địa bàn huyện Than Uyên Quy mô thu hút đầu tư khoảng 500 ha tại các xã: Tà Mung 200 ha, Khoen On 100 ha, Mường Cang 100 ha, Mường Than 100 ha. 1) Hiện trạng
a) Quy mô thu hút đầu tư 500 ha
- Hiện trạng sử dụng là đất: Đất lúa 01 vụ, đất vườn, nương rẫy, đất trống đồi núi trọc.
- Hiện trạng quản lý đất: Đất đã giao cho các hộ gia đình cá nhân quản lý, sử dụng.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Than Uyên.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối:
- Về kết nối giao thông: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Than Uyên.
- Hệ thống thủy lợi: Hệ thống mương cơ bản kiên cố, đồng bộ, được cung cấp bởi nguồn nước từ thủy điện, các hồ chứa nước, các sông suối, các khe mạch nước ngầm; về cơ bản nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm.
3) Mối quan hệ với các dự án khác:Việc phát triển dự án rau, củ, quả huyện Than Uyên là hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Cách trung tâm huyện đi về phía huyện Tân Uyên khoảng 5 km có quy hoạch cụm công nghiệp với quy mô 50 ha (tại xã Phúc Than). Là đầu mối giao thương giữa tỉnh Lào Cai, Lai Châu với Yên Bái, Sơn La. Có dịch vụ, đô thị khá phát triển, du lịch sinh thái gắn với lòng hồ thủy điện Bản Chát.
4) Khả năng tập trung đất đai: Nhà đầu tư liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với người dân vùng sản xuất hoặc nhà đầu tư tích tụ đất đai theo hình thức thuê đất của người dân hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
2 Vùng chuyên canh rau, củ, quả trên địa bàn huyện Tân Uyên Quy mô thu hút đầu tư 300 ha tại các xã: Pắc Ta 50ha, Hố Mít 50ha, Trung Đồng 100ha, thị trấn Tân Uyên 50 ha, Mường Khoa 50ha 1) Hiện trạng đất đai
a) Hiện trạng vùng dự án
- Xã Trung Đồng cách trung tâm huyện khoảng 05 km, cách thành phố Lai Châu khoảng trên 60 km nằm trên đường Quốc lộ 32, diện tích dự kiến trồng rau củ quả khoảng 100 ha chủ yếu là khu vực ruộng 1 vụ có độ cao 600 đến 800m so với mực nước biển.
- Xã Hố Mít cách trung tâm huyện khoảng 22 km, cách thành phố Lai Châu khoảng trên 80 km, diện tích dự kiến trồng rau củ quả khoảng 50 ha chủ yếu là khu vực ruộng 1 vụ có độ cao 600 đến 800m so với mực nước biển.
- Xã Pắc Ta cách trung tâm huyện khoảng 18 km, cách thành phố Lai Châu khoảng trên 80 km, nằm cạnh đường Quốc lộ 32, diện tích dự kiến trồng rau củ quả khoảng 50 ha chủ yếu là khu vực ruộng 1 vụ có độ cao 600m đến 800m so với mực nước biển.
- Xã Mường Khoa cách trung tâm huyện khoảng 15 km, cách thành phố Lai Châu khoảng trên 70 km, diện tích dự kiến trồng rau củ quả khoảng 50 ha chủ yếu là khu vực ruộng 1 vụ có độ cao 700 đến 900m so với mực nước biển.
- Thị trấn Tân Uyên 50 ha, nằm ờ trung tâm huyện Tân Uyên,  cách thành phố Lai Châu khoảng trên 60 km, nằm trên nằm trên đường Quốc lộ 32, diện tích dự kiến trồng rau củ quả khoảng 50 ha chủ yếu là khu vực ruộng 1 vụ có độ cao 500 đến 700m so với mực nước biển.
Loại đất: Đất đất trồng lúa 1 vụ, đất trồng cây hàng năm khác.
b) Đặc điểm cơ bản về khí tượng, thủy văn:
- Khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu của huyện được chia thành 2 mùa khá rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa là mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
- Lượng mưa: Phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6-9 và mùa khô từ tháng 11 - 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình các tháng 22-230C, cao nhất tháng 6 và thấp nhất tháng 1.
- Độ ẩm trung bình các tháng 1- 4 trong năm nhỏ hơn 80%, tăng dần vào mùa mưa và giảm dần trong mùa khô.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối:
- Hệ thống thủy lợi: Hệ thống mương cơ bản kiên cố, đồng bộ, được cung cấp bởi nguồn nước từ thủy điện, các hồ chứa nước, các sông suối, các khe mạch nước ngầm; về cơ bản nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm.
- Hệ thống giao thông: Huyện có đường Quốc lộ 32 đi qua, thuận lợi trao đổi hàng hóa giữa các khu vực trong và ngoài tỉnh; nằm trên tuyến đường đấu nối đường cao tốc.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Việc phát triển vùng chuyên canh rau, củ, quả huyện Tân Uyên là hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.
4) Khả năng tập trung đất đai: Nhà đầu tư liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với người dân vùng sản xuất hoặc nhà đầu tư tích tụ đất đai theo hình thức thuê đất của người dân hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
3 Vùng chuyên canh rau, củ, quả trên địa bàn huyện Tam Đường Quy mô 700ha (Xã Hồ Thầu 530ha, thị trấn Tam Đường 170ha) 1) Hiện trạng
a) Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Đất lúa 1 vụ 600 ha, đất trồng cây hàng năm khác 100 ha; người dân đang sử dụng gieo trồng lúa, ngô, rau; hiện trạng quản lý: đất đã giao cho cá nhân, hộ gia đình quản lý.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tam Đường.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối:
- Về kết nối giao thông: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tam Đường.
- Hệ thống thủy lợi: Hệ thống mương cơ bản kiên cố, đồng bộ, được cung cấp bởi nguồn nước các sông suối, các khe mạch nước ngầm; về cơ bản nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Việc phát triển vùng chuyên canh rau, củ, quả tại huyện Tam Đường là hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Trên địa bàn huyện có phân khu khu du lịch thác Tác tình, có điểm du lịch Cầu kính rồng mây và nhiều điểm du lịch cộng đồng đặc sắc…
4) Khả năng tập trung đất đai: Nhà đầu tư liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với người dân vùng sản xuất hoặc nhà đầu tư tích tụ đất đai theo hình thức thuê đất của người dân hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
* Vùng phát triển gạo chất lượng đặc sản (khoảng 2.600 ha)
4 Liên kết sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ gạo tại các huyện Than Uyên, Tân Uyên và Tam Đường Quy mô thu hút đầu tư khoảng 2.600 ha, trong đó:
- Huyện Than Uyên 1.500 ha.
- Huyện Tân Uyên 500 ha.
- Huyện Tam Đường 600 ha.
1) Hiện trạng đất đai
- Năm 2021, tổng diện tích lúa của các huyện Than Uyên, Tân Uyên và Tam Đường ước đạt trên 10.200 ha, trong đó điện tích lúa 2 vụ tập trung trên 3.440 ha,, tổng sản lượng ước đạt khoảng 75.310 tấn, diện tích quy hoạch phát triển lúa hàng hóa tập trung khoảng 2.600 ha. Lúa hàng hóa tập trung tại cánh đồng Mường Than, Mường Cang, Hua Nà huyện Than Uyên; Phúc Khoa, Mường Khoa huyện Tân Uyên; Bình Lư, Thèn Sin huyện Tam Đường. Có các giống lúa chất lượng như: Séng cù, PC6, Tẻ râu, J02, Nếp tan Co Giàng, Khẩu Ký...
- Hiện trạng sử dụng và quản lý đất: Đất lúa 02 vụ và đất lúa 01 vụ đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân sản xuất.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Giống như đã mô tả ở các danh mục trồng Mắc ca tại các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường.
- Về hệ thống giao thông: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của các huyện Than Uyên, Tân Uyên và Tam Đường.
- Hệ thống mương cơ bản kiên cố, đồng bộ, được cung cấp bởi nguồn nước từ thủy điện, các hồ chứa nước, các sông suối, các khe; về cơ bản nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm. hệ thống đường nội đồng sản xuất lúa tập trung, thuận lợi cho sản xuất và vận chuyển khi thu hoạch lúa gạo.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Việc liên kết sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ gạo với người dân tại các huyện Than Uyên, Tân Uyên và Tam Đường là hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Vùng thu hút đầu tư có tiềm năng liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ gạo, nâng cao giá trị lúa gạo của địa phương.
4) Khả năng tập trung đất đai: Nhà đầu tư liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo với người dân vùng sản xuất, do đó không cần thiết phải tích tụ đất đai.
* Phát triển cây ăn quả
5 Phát triển trồng, tiêu thụ Chuối Tây xuất khẩu trên địa bàn một số xã huyện Tân Uyên Quy mô thu hút đầu tư 900 ha tại các xã Nậm Cần 500 ha, Nậm Sỏ 200 ha, Tà Mít 200 ha. 1) Hiện trạng
a) Hiện trạng đất đai: Là đất chưa sử dụng quy hoạch cho lâm nghiệp, đất vườn, đất trồng lúa 1 vụ, đất trồng cây hàng năm khác.
- Xã Nậm Cần 500 ha, diện tích đất có độ cao từ 600-900m so với mực nước biển, cách thị trấn Tân Uyên khoảng 20 km, gần tuyến đường tỉnh lộ 133.
- Xã Nậm Sỏ 200 ha, diện tích đất có độ cao từ 500-900m so với mực nước biển, thị trấn Tân Uyên khoảng 55 km, cách đường tỉnh lộ 133 khoảng 10km
- Xã Tà Mít 200 ha, diện tích đất có độ cao từ 500-900m so với mực nước biển, thị trấn Tân Uyên khoảng 50 km, gần tuyến đường tỉnh lộ 134
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tân Uyên.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối:
- Về kết nối giao thông: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tân Uyên.
- Hệ thống mương cơ bản kiên cố, đồng bộ, được cung cấp bởi nguồn nước từ thủy điện, các hồ chứa nước, các sông suối, các khe mạch nước ngầm; về cơ bản nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Việc phát triển trồng, tiêu thụ Chuối Tây xuất khẩu là hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.
4) Khả năng tập trung đất đai: Nhà đầu tư liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với người dân vùng sản xuất hoặc nhà đầu tư tập trung đất đai theo hình thức thuê đất của người dân hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
6 Trồng, tiêu thụ cây ăn quả ôn đới huyện Sìn Hồ Quy mô 500 ha cây ăn quả ôn đới (Sơn Tra, Lê, Đào, Mận…) tại thị trấn Sìn Hồ và các xã Sà Dề Phìn, Phăng Xô Lin, Tả Phìn, Làng Mô, Tủa Sín Chải, Phìn Hồ, Tà Ngảo, Hồng Thu 1) Hiện trạng đất đai: Vùng thu hút đầu tư chủ yếu là đất trống chưa sử dụng, đất sản xuất nông nương rẫy.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Sìn Hồ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Hiện có khoảng 150 ha cây ăn quả ôn đới (lê, mận, đào) được trồng theo hình thức nhà nước hỗ trợ. Việc phát triển trồng, tiêu thụ cây ăn quả ôn đới huyện Sìn Hồ là hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.
4) Khả năng tập trung đất đai: Nhà đầu tư liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm với các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn hoặc nhà đầu tư tập trung đất đai theo hình thức thuê đất của người dân hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
7 Vùng sản xuất dứa tập trung tại một số xã trên địa bàn huyện Sìn Hồ; Nậm Nhùn, Than Uyên - Quy mô khoảng 3.000 ha tại các xã Nậm Tăm, Nậm Cha, Căn Co, Nậm Mạ, Nậm Hăn, Nậm Cuổi, Pa Khóa, Ma Quai, Lùng Thàng; - Quy mô khoảng 1.500 ha tại các xã: Phúc Than 500 ha; Mường Than 50 ha; các xã Mường Cang, Hua Nà và thị trấn Than Uyên 150 ha; các xã Mường Kim, Tà Mung, Ta Gia, Khoen On 500 ha; các xã Pha Mu, Tà Hừa 300 ha.
- Quy mô khoảng 300 ha tại các xã của huyện Nậm Nhùn.
1) Hiện trạng
a) Quy mô thu hút đầu tư trên 4.500 ha: Hiện trạng sử dụng là đất lúa 01 vụ, đất vườn, nương rẫy, đất trống đồi núi trọc; hiện trạng quản lý đất là đất đã giao cho các hộ gia đình cá nhân quản lý, sử dụng.
b) Đặc điểm cơ bản khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Than Uyên, Sìn Hồ và Nậm Nhùn.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối:
- Về kết nối giao thông: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Than Uyên, Sìn Hồ và Nậm Nhùn.
- Hệ thống thủy lợi: Hệ thống mương cơ bản kiên cố, đồng bộ, được cung cấp bởi nguồn nước từ thủy điện, các hồ chứa nước, các sông suối, các khe mạch nước ngầm; về cơ bản nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm.
3) Mối quan hệ với các dự án khác:Việc phát triển dự án rau, củ, quả huyện Than Uyên là hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.
4) Khả năng tập trung đất đai: Nhà đầu tư liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với người dân vùng sản xuất hoặc nhà đầu tư tập trung đất đai theo hình thức thuê đất của người dân hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
8 Vùng nguyên liệu hoa quả gắn với nhà máy chế biến tại huyện Phong Thổ Các xã Huổi Luông. Ma Ly Pho, Thị trấn, Hoang Thèn, Nậm Xe, Vàng Ma Chải,  Mù Sang, Bản Lang, Mường So, Khổng Lào 1) Hiện trạng đất đai
- Vùng trồng có độ cao dưới 1.000m so với mực nước biển.
- Hiện trạng thuộc đất nương rãy hoặc đất trồng cây lâu năm do các hộ quản lý.
- Về quy hoạch sử dụng đất: Các vùng trồng cây ăn quả nằm trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện Phong Thổ (đất trồng cây lâu năm - Cây ăn quả)
- Đến năm 2021 toàn huyện có 3.434 ha cây chuối (trong đó diện tích chuỗi trồng chủ yếu nhiều nhất tập trung tại các xã như: Huổi Luông 794,2 ha, Bản Lang 855 ha, Ma Li Pho 400 ha, Hoang Thèn 28 ha, Nậm Xe 476,57 ha.... ), sản lượng ước đạt 41.402 tấn. Diện tích trồng xoài 174,5 ha (tại xã Hoang Thèn, Ma Ly Pho, Lan Nhì Thăng, Bản Lang).
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Phong Thổ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Huyện Phong Thổ có Cửa khẩu Ma Lù Thàng thuận lợi kết nối thông thương với thị trường nội địa Trung Quốc, có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông sản rất lớn. Việc phát triển vùng nguyên liệu hoa quả (chuối, xoài) gắn với nhà máy chế biến tại huyện Phong Thổ hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.
4) Khả năng tập trung đất đai: Nhà đầu tư liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm với các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn hoặc nhà đầu tư tập trung đất đai theo hình thức thuê đất của người dân hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
* Vùng chuyên canh mía (khoảng 1.000 ha)
9 Vùng chuyên canh mía tại huyện Phong Thổ Quy mô khoảng 1.000 ha tập trung tại các xã Huổi Luông (300ha), Bản Lang (100ha), Hoang Thèn (300ha), Ma Ly Pho (150ha), Nậm Xe (50ha), thị trấn (50ha), Khổng Lào 50ha … 1) Hiện trạng đất đai:
- Hiện trạng thuộc đất nương rãy hoặc đất trồng cây lâu năm do các hộ quản lý.
- Về quy hoạch sử dụng đất: Các vùng trồng cây mía nằm trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện Phong Thổ.
- Thực trạng trồng cây Mía: Diện tích trồng mía trên địa bàn huyện là 64,58 ha (trong đó diện tích lưu gốc trồng năm 2020 là 25ha; diện tích trồng mới năm 2021 là 39,58ha); năng suất khoảng 100-120 tấn/ha; sản lượng trong năm 2021 ước đạt khoảng 7.354 tấn đều được HTX đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho các hộ dân trên địa bàn.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối:
- Hệ thống giao thông: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Phong Thổ.
- Về quy hoạch giao thông: Hệ thống giao thông nội đồng vùng Mía đã được quy hoach và dự kiến đầu tư theo giao đoạn 2022-2025 (Theo Đề án số 04-QĐ/TU ngày 25/8/2021 của Tỉnh ủy về phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021 - 2025).
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Huyện Phong Thổ có Cửa khẩu Ma Lù Thàng thuận lợi kết nối thông thương với thị trường nội địa Trung Quốc, ngoài ra có thể xuất bán cho Nhà máy đường trong nước (Sơn La…).
4) Khả năng tập trung đất đai: Nhà đầu tư liên kết với các hộ dân hoặc thuê đất để trồng mía nguyên liệu hoặc nhà đầu tư tập trung đất đai theo hình thức thuê đất của người dân hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
* Vùng phát triển hoa địa lan (khoảng 100 ha)
10 Phát triển cây địa lan tại huyện Phong Thổ Quy mô khoảng 100 ha tại các xã Sin Suối Hồ, Lản Nhì Thàng, Dào San, Mồ Sì San, Tung Qua Lìn. 1) Hiện trạng đất đai:
- Chủ yếu là đất lâm nghiệp (đã được quy hoạch đất thời kỳ 2021-2030) do BQL rừng phong hộ và UBND các xã quản lý.
-  Vùng trồng có độ cao trên 1.500m so với mực nước biển; Trồng tận dụng dưới tán rừng; Quy mô sản xuất lớn hiện có trên 80 nghìn chậu hoa địa lan Trần Mộng; Phát triển trong khu vực Du lịch (Sin Suối Hồ xã Sin Suối Hồ, Tô Y Phìn xã Lản Nhì Thàng....).
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Phong Thổ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Gắn với phát triển các điểm du lịch cộng đồng tại các xã Sin Suối Hồ, Dào san, Lản Nhì Thàng.
4) Khả năng tập trung đất đai: Nhà đầu tư liên kết trồng và tiêu thụ với các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn các xã.
* Vùng chuyên canh gừng nghệ (khoảng2.000 ha)
11 Vùng chuyên canh gừng, nghệ tại huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè - Quy mô 1.000 ha tại các xã Huổi Luông, Ma Ly Pho, Hoang Thèn, Nậm Xe, Khổng Lào, Bản Lang, huyện Phong Thổ. Xây dựng 01 nhà máy chế biến tại vùng nhiên liệu hoặc khu công nghiệp (Mường So)
- Nghiên cứu mở rộng vùng trồng tại các huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn và Mường Tè khoảng 1.000 ha.
1) Hiện trạng đất đai
- Hiện trạng thuộc đất nương rãy do các hộ quản lý. 
- Về quy hoạch sử dụng đất: Đất trồng gừng, nghệ nằm trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện Phong Thổ. Nhà đầu tư có thể nghiên cứu mở rộng vùng trồng sang các huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè,
- Về khu vực nhà máy: Nhà máy gắn với vùng nhiên liệu hoặc khu công nghiệp (Mường So).
- Toàn huyện hiện trạng có 182 ha cây nghệ (nghệ đỏ, vàng, đen), 14 ha gừng tại các xã Huổi Luông, Ma Ly Pho, Hoang Thèn, Nậm Xe, Khổng Lào, Bản Lang.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Phong Thổ, Nậm Nhùn và Mường Tè.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Huyện Phong Thổ có Cửa khẩu Ma Lù Thàng thuận lợi kết nối thông thương với thị trường nội địa Trung Quốc, có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông sản rất lớn.
4) Khả năng tập trung đất đai: Nhà đầu tư liên kết với các hộ dân hoặc thuê đất để trồng gừng, nghệ hình thành vùng nguyên liệu.
V THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
* Chăn nuôi gia súc (quy mô khoảng 1.332 ha)
1 Dự án chăn nuôi gia súc tập trung bản Sam Sẩu, Sen Đông, Nà Phạ, huyện Than Uyên Quy mô, phạm vi nghiên cứu 350 ha gồm: Bản Sam Sẩu, xã Phúc Than khoảng 140 ha; bản Sen Đông, xã Mường Than khoảng 60 ha, Bản Nà Phạ, xã Mường Kim 150 ha. 1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích 350 ha: Đất đang canh tác nương rẫy, trồng lúa 1 vụ và các cây hoa màu khác; hiện trạng quản lý là đất do các hộ gia đình, cá nhân quản lý.
b) Đặc điểm khí hậu, thủy văn:
- Về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Than Uyên.
- Có các khe nước, gần nguồn nước đảm bảo phục vụ sản xuất chăn nuôi.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối:Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Than Uyên.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Vị trí khu đất chăn nuôi gia súc tập trung gần khu cụm công nghiệp thuận lợi cho chế biến. Trong vùng có nguồn nguyên liệu làm thức ăn dồi dào như ngô, sắn…
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết với người dân để trồng vùng nguyên liệu cỏ (đối với trâu, bò) hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân theo quy định.
2 Chăn nuôi gia súc (trâu, bò, lợn...) tập trung tại xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên Quy mô, phạm vi nghiên cứu 200 ha tại xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên
1) Hiện trạng đất đai
a) Tổng diện tích 200 ha: Hiện trạng sử dụng đất là đất đồi núi, đất lâm nghiệp; hiện trạng quản lý là đất do các UBND xã, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý.
b) Đặc điểm khí hậu, thủy văn:
- Về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tân Uyên.
- Có các khe nước, gần nguồn nước đảm bảo phục vụ sản xuất chăn nuôi.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tân Uyên.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện có cụm công nghiệp thuận lợi cho chế biến. Trong vùng có nguồn nguyên liệu làm thức ăn dồi dào như ngô, sắn…
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết với người dân để trồng vùng nguyên liệu cỏ (đối với trâu, bò) hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
3 Chăn nuôi gắn với nhà máy chế biến thức ăn gia súc, chế biến các sản phẩm từ gia súc tại huyện Tam Đường và thành phố Lai Châu Quy mô, phạm vi nghiên cứu 370 ha trong đó:
- Xã Thèn Sin, huyện Tam Đường 150 ha; xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu 70 ha.
- Các xã Bình Lư, Nà Tăm huyện Tam Đường 100 ha.
- Thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường: 50 ha
1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích 370 ha: Đất lúa 1 vụ, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm khác, đất quy hoạch rừng sản xuất và đất chưa sử dụng; Hiện trạng quản lý chủ yếu do cá nhân, hộ gia đình quản lý.
b) Đặc điểm khí hậu, thủy văn:
- Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tam Đường.
- Nguồn nước phục vụ sản xuất dồi dào quanh năm lấy từ hệ thống các suối Nậm So, Nậm Mu.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tam Đường.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trong vùng có nguồn nguyên liệu làm thức ăn dồi dào như ngô, sắn…
4) Khả tập trung tụ đất đai: Đối với những diện tích đất do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết với người dân để trồng vùng nguyên liệu cỏ (đối với trâu, bò) hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
4 Chăn nuôi gia súc tập trung tại huyện Sìn Hồ Quy mô, phạm vi nghiên cứu 150 ha tại các xã Nậm Tăm 50 ha, Căn Co 100 ha. 1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích 150 ha có hiện trạng sử dụng đất chủ yếu là đất trống chưa sử dụng, đất sản xuất nông, lâm nghiệp.
b) Đặc điểm khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Sìn Hồ.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Sìn Hồ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trong vùng có nguồn nguyên liệu làm thức ăn dồi dào như ngô, sắn…
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết với người dân để trồng vùng nguyên liệu cỏ (đối với trâu, bò) hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
5 Chăn nuôi gia súc gắn với chế biến thức ăn và phân bón tại huyện Phong Thổ Quy mô, phạm vi nghiên cứu 82 ha tại các xã Huổi Luông 30 ha, Nậm Xe 50 ha, Mường So 02 ha.
Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn và phân bón tại khu công nghiệp Mường So
1) Hiện trạng đất đai: Diện tích 82 ha (chăn nuôi 80 ha; nhà máy 02 ha). Hiện trạng quản lý, sử dụng đất: đất nương dãy do các hộ gia đình, cá nhân quản lý.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Phong Thổ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trong vùng có nguồn nguyên liệu làm thức ăn dồi dào như ngô, sắn…
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết với người dân để trồng vùng nguyên liệu cỏ (đối với trâu, bò) hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
6 Chăn nuôi gia súc gắn với chế biến thức ăn và phân bón tại huyện Nậm Nhùn Quy mô khoảng 250 ha; tại các xã Lê Lợi, Mường Mô, Nậm Hàng, Nậm Manh, xã Nậm Hàng, và thị trấn Nậm Nhùn
Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn và phân bón tại thị trấn Nậm Nhùn.
1) Hiện trạng đất đai: Đất chưa sử dụng, đất sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn, mặt bằng rộng….
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Nậm Nhùn.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trong vùng có nguồn nguyên liệu làm thức ăn dồi dào như ngô, sắn…
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất trống không có rừng do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất trống không có rừng đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết trồng và thu mua sản phẩm lâm sản với người dân hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
* Phát triển Nuôi ong
7 Nuôi ong lấy mật và chế biến, tiêu thụ mật ong tại huyện Tân Uyên Quy mô diện tích có thể khai thác vùng hoa nuôi ong khoảng 4.000 ha/xã.Tại các xã Phúc Khoa, Nậm Cần, Nậm Sỏ, Hố Mít và Trung Đồng, huyện Tân Uyên; 1) Hiện trạng đất đai: Đất chưa sử dụng; đất rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất (có hệ thực vật đa dạng phù hợp cho nuôi ong).
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tân Uyên.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Có quy hoạch cụm công nghiệp; quy hoạch Sân bay 117 ha; quy hoạch Sân golf; có điểm du lịch vùng chè gắn với suối nước nóng và du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Bản Chát…
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với vị trí đặt thùng ong nhà đầu tư có thể thuê đất hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân theo quy định. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với người dân để nuôi ong trên địa bàn.
8 Nuôi ong lấy mật và chế biến, tiêu thụ mật ong tại huyện Tam Đường Tại các xã Bản Bo, Khun Há, Sơn Bình, Tả Lèng; diện tích có thể khai thác mật hoa từ 3.000-5.000 ha/xã. 1) Hiện trạng đất đai: Đất chưa sử dụng; đất rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất (có hệ thực vật đa dạng phù hợp cho nuôi ong).
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tam Đường.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện có phân khu khu du lịch thác Tác tình, có điểm du lịch Cầu kính rồng mây và nhiều điểm du lịch cộng đồng đặc sắc…
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với vị trí đặt thùng ong nhà đầu tư có thể thuê đất hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân theo quy định. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với người dân để nuôi ong trên địa bàn.
9 Nuôi ong gắn với du lịch sinh thái tại huyện Sìn Hồ Quy mô khoảng 100 ha tại các xã Sà Dề Phìn 25 ha, Phăng Xô Lin 20 ha, Tả Phìn 20 ha, Tà Ngảo 25 ha, Làng Mô 10 ha 1) Hiện trạng đất đai: Đất chưa sử dụng; đất rừng phòng hộ, sản xuất (có hệ thực vật đa dạng phù hợp cho nuôi ong).
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Sìn Hồ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Khu vực vùng cao Sìn Hồ có tiềm năng phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với vị trí đặt thùng ong nhà đầu tư có thể thuê đất hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân theo quy định. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với người dân để nuôi ong trên địa bàn.
10 Nuôi ong lấy mật tại huyện Phong Thổ Các xã huyện Phong Thổ, vùng nghiên cứu khoảng 6.000 ha 1) Hiện trạng đất đai: Đất chưa sử dụng; đất rừng phòng hộ, sản xuất (có hệ thực vật đa dạng phù hợp cho nuôi ong).
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Phong Thổ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Có cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng, điểm du lịch cộng đồng tại xã Sin Suối Hồ…
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với vị trí đặt thùng ong nhà đầu tư có thể thuê đất hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân theo quy định. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với người dân để nuôi ong trên địa bàn.
11 Nuôi ong lấy mật và tiêu thụ mật ong huyện Nậm Nhùn Quy mô diện tích có thể khai thác vùng hoa nuôi ong khoảng 50.000 ha tại các xã trên địa bàn huyện Nậm Nhùn 1) Hiện trạng đất đai: Đất chưa sử dụng; đất rừng phòng hộ, sản xuất (có hệ thực vật đa dạng phù hợp cho nuôi ong).
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Nậm Nhùn.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với Đền thờ Vua Lê Lợi và lòng hồ thủy điện Lai Châu.
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với vị trí đặt thùng ong nhà đầu tư có thể thuê đất hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân theo quy định. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với người dân để nuôi ong trên địa bàn.
12 Nuôi ong lấy mật huyện Mường Tè Quy mô diện tích có thể khai thác mật hoa trên 64.300 ha tại các xã Tà Tổng 28.800 ha, Ka Lăng 10.800 ha, Can Hồ 16.500 ha, Tá Bạ 8.200 ha. 1) Hiện trạng đất đai: Đất chưa sử dụng; đất rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất (có hệ thực vật đa dạng phù hợp cho nuôi ong).
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Mường Tè.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Có cửa khẩu U Ma Tu Khòong, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với vị trí đặt thùng ong nhà đầu tư có thể thuê đất hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân theo quy định. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với người dân để nuôi ong trên địa bàn.
* Thu hút đầu tư phát triển thủy sản (phạm vi nghiên cứu trên 15.000 ha)
13 Nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch sinh thái vùng lòng hồ thủy điện Bản Chát tại huyện Than Uyên - Vùng nghiên cứu nuôi cá lồng 5.000 ha tại các xã: Mường Cang, Mường Kim.
- Vùng xây dựng nhà máy chế biến cá và sản xuất thức ăn thuỷ sản 5 ha tại xã Mường Kim.
- Vùng nuôi ương dưỡng và sản xuất giống thủy sản 5 ha tại xã Mường Kim
1) Hiện trạng đất đai
a) Tổng diện tích mặt nước, diện tích đất
- Vùng nuôi cá lồng trên lòng hồ thuỷ điện Bản Chát thuộc địa phận Than Uyên 5.000 ha.
- Vùng xây dựng nhà máy chế biến cá và sản xuất thức ăn thuỷ sản, tổng diện tích đất 5 ha, trong đó:
+ Nhà máy chế biến thủy sản: 1 ha (Hiện trạng sử dụng: đất đang trồng các cây hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện trạng quản lý: Đất do các hộ gia đình, cá nhân quản lý).
+ Khu chế biến thức ăn thủy sản: 4 ha (Hiện trạng sử dụng: Khu nhà đội của Công ty Cao su; đất đang trồng các cây hoa màu. Hiện trạng quản lý: Công ty Cao su quản lý 1,5 ha; các hộ gia đình, cá nhân quản lý 2,5 ha).
+ Vùng  nuôi ươm dưỡng và sản xuất giống thủy sản: tổng diện tích đất: 5 ha (Hiện trạng sử dụng: đất đang trồng các cây lúa, hoa màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hiện trạng quản lý: Đất do các hộ gia đình, cá nhân quản lý).
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu, thủy văn:
- Về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Than Uyên.
- Nguồn nước tương đối sạch đảm bảo cho việc phát triển nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các loài cá trong lồng như: Cá Nheo Mỹ, Rô phi, Trắm cỏ, chép, Chạch chấu, cá Bỗng…, sinh trưởng và phát triển tốt.
- Mực nước dâng bình thường 475 m, mực nước chết 431 m
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Than Uyên.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Tổng số lồng cá hiện có trên địa bàn huyện là 631 lồng, trong đó khu vực dự kiến triển khai thực hiện dự án 428 lồng (Mường Kim 168 lồng, Mường Cang 217 lồng, Mường Mít 13 lồng, thị trấn 30 lồng).
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất, mặt nước do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể thỏa thuận thuê lại hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
14 Nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch sinh thái vùng lòng hồ thủy điện Huội Quảng tại huyện Than Uyên Vùng nghiên cứu 870 ha (diện tích mặt nước thủy điện Huội Quảng) tại các xã Ta Gia, Khoen On, huyện Than Uyên. 1) Hiện trạng đất đai
a) Tổng diện tích mặt nước: Tổng diện tích mặt nước thủy điện Huội Quảng 870 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu, thủy văn:
- Về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Than Uyên.
- Nguồn nước tương đối sạch đảm bảo cho việc phát triển nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các loài cá trong lồng như: Cá Nheo Mỹ, Rô phi, Trắm cỏ, chép, Chạch chấu, cá Bỗng…, sinh trưởng và phát triển tốt.
- Mực nước dâng bình thường: 370 m, mực nước chết: 368 m
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tân Uyên.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Hiện tại toàn huyện có 631 lồng cá, trong đó khu vực dự kiến triển khai thực hiện dự án 203 lồng (Ta Gia 156 lồng, Khoen On 47 lồng).
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất, mặt nước do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể thỏa thuận thuê lại hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
15 Nuôi trồng thủy sản gắn với du lịch sinh thái vùng lòng hồ thủy điện Bản Chát tại huyện Tân Uyên Vùng nghiên cứu 2.000 ha (diện tích mặt nước thủy điện Bản Chát) tại xã Tà Mít, huyện Tân Uyên. 1) Hiện trạng đất đai
a) Tổng diện tích mặt nước: Diện tích mặt nước trên hồ thủy điện Bản Chát địa phận Tân Uyên gần 2.000 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu, thủy văn:
- Về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tân Uyên.
- Có diện tích mặt hồ lớn, nguồn nước tương đối sạch đảm bảo cho việc phát triển nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các loài cá trong lồng như: Cá Nheo Mỹ, Rô phi, Trắm cỏ, chép, Chạch chấu, cá Bỗng…, sinh trưởng và phát triển tốt.
- Mực nước dâng bình thường: 475m; mực nước chết: 431m.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối:Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tân Uyên.
3) Mối quan hệ với các dự án khác:Hiện tại xã Tà Mít và người dân xã Trung Đồng đã thực hiện nuôi trên hồ thủy điện Bản Chát.
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất, mặt nước do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể thỏa thuận thuê lại hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
16 Nuôi cá nước lạnh kết hợp sản xuất con giống và chế biến sản phẩm từ cá nước lạnh tại huyện Tam Đường Quy mô 04 ha tại bản Chu Va 6, xã Sơn Bình 02 ha và bản Hồ Thầu, xã Hồ Thầu 02 ha. 1) Hiện trạng đất đai
a) Quy mô dự án: Quy mô 4 ha (bản Chu Va 6 xã Sơn Bình 02 ha, bản Hồ Thầu xã Hồ Thầu 02 ha).
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu, thủy văn:
- Về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tam Đường.
- Có nguồn nước sạch và thường xuyên đảm bảo cho việc phát triển nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi cá nước lạnh (cá Tầm, cá Hồi).
c) Hiện trạng đất đai:
- Hiện trạng sử dụng: Đất lúa 1 vụ 01 ha, đất chưa sử dụng 3 ha.
- Hiện trạng quản lý: Giao cho các hộ dân quản lý.
d) Nguồn nước: Dồi dào quanh năm lấy từ hệ thống các suối Nậm Dê, Hồ Thầu.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Tam Đường.
3) Mối quan hệ với các dự án khác:Trên địa bàn huyện đang có 01 HTX và 27 hộ gia đình tham gia nuôi cá nước lạnh với quy mô 1,9 ha chưa có cơ sở sản xuất con giống, chế biến sản phẩm. Trên địa bàn huyện có phân khu khu du lịch thác Tác tình, có điểm du lịch Cầu kính rồng mây và nhiều điểm du lịch cộng đồng đặc sắc…
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất, mặt nước do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể thỏa thuận thuê lại hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
17 Nuôi trồng thủy sản gắn với nhà máy chế biến tại huyện Sìn Hồ - Vùng thu hút nghiên cứu đầu tư cá lồng 5.693 ha mặt nước long hồ thuỷ điện Sơn La tại các xã Nậm Hăn, Nậm Mạ, Nậm Tăm, Nậm Cha;
 

- Nuôi các nước lạnh khoảng 25 ha tại hồ Hoàng Hồ thuộc địa phận các các xã Sà Dề Phìn, Tả Ngảo.
1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích
- Thu hút nuôi các lồng: Hồ thủy điện Sơn La địa phận Lai Châu có diện tích 5.693 ha mặt nước.
- Thu hút nuôi cá nước lạnh: Hồ Hoàng Hồ thuộc địa phận các xã Sà Dề Phìn, Tả Ngảo huyện Sìn Hồ khoảng 25 ha.
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu, thủy văn:
- Về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Sìn Hồ.
- Có diện tích mặt hồ lớn, nguồn nước tương đối sạch đảm bảo cho việc phát triển nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các loài cá trong lồng như: Cá Nheo Mỹ, Rô phi, Trắm cỏ, Chép.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối:Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Sìn Hồ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác:Tổng thể tích nuôi cá lồng trên địa bàn huyên đạt 16.000 m3, trong đó vùng dự án có 02 xã Nậm Mạ và Nậm Cha đã thực hiện nuôi với thể tích 15.352 m3 lồng (142 lồng) trong khi được phép phát triển đến 7 ha diện tích mặt nước đặt lồng nuôi, còn lại có thể đưa vào sử dụng là 5,5 ha (tương đương khoảng 210.000 m3 lồng). Do đó, tiềm năng để phát triển nuôi cá lồng còn rất lớn. Mực nước dâng của khu vực Hồ thủy điện Sơn La (Mực nước dâng bình thường: 215m; Mực nước chết: 175 m).
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất, mặt nước do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể liên kết trồng và thu mua quả Mắc ca với người dân hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
18 Nuôi cá nước lạnh tại huyện Phong Thổ Quy mô thu hút khoảng 2 ha tại các xã Bản Lang, Sin Suối Hồ 1) Hiện trạng đất đai
- Hiện trạng thuộc đất nông nghiệp do các hộ quản lý, một phần đất chưa sử dụng và đất lâm nghiệp.
- Vùng chăn nuôi có độ cao trên 1.000m; có hệ thống suối nước đảm bảo đủ nguồn nước, cũng như lượng nhiệt chăn nuôi cá nước lạnh.
- Về quy hoạch sử dụng đất: Các vùng nuôi trồng trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện Phong Thổ.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Phong Thổ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Trên địa bàn huyện hiện có 04 cơ sở (thị trấn Phong Thổ 01 cơ sở, xã Tung Quan Lìn 02 cơ sở, xã Pa Vây Sử 01 cơ sở) với diện tích 3.587m2, sàn lượng 35 tấn/năm.
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất, mặt nước do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể thỏa thuận thuê lại hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
19 Nuôi trồng, chế biến thuỷ sản gắn với du lịch sinh thái lòng hồ Lai Châu - Quy mô khoảng 2.000 ha tại vùng nuôi cá lồng tại xã Mường Mô, huyện Nậm Nhùn.
 

- Xậy dựng nhà máy chế biến với quy mô 01 ha tại bản Hàng, thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn.
1) Hiện trạng đất đai
a) Diện tích mặt nước: Hồ thủy điện Lai Châu có tổng 3.963 ha mặt nước; đất chưa sử dụng, đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp có diện tích lớn, mặt bằng rộng….
b) Đặc điểm cơ bản về khí hậu, nguồn nước
- Về khí hậu: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Nậm Nhùn.
- Có diện tích mặt hồ lớn, nguồn nước tương đối sạch đảm bảo cho việc phát triển nuôi thủy sản, đặc biệt là nuôi các loài cá đặc sản như cá Lăng, cá Chiên.
c) Hiện trạng đất đai:Trên địa bàn huyện nguồn đất để bố trí xây dựng nhà máy còn tương đối dồi dào, có khả năng thu hổi để xây dựng nhà máy chế biến thủy sản. Dự kiến có thể thu hồi đất nông nghiệp của người dân để xây dựng nhà máy chế biến thủy sản trên địa bàn bản Hàng, thị trấn Nậm Nhùn.
d) Vùng nguyên liệu: Nguyên liệu cung cấp cho hoạt động chế biến trên địa bàn huyện chủ yếu được cung cấp từ nội tại trong huyện và huyện Mường Tè liền kề.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Nậm Nhùn.
3) Mối quan hệ với các dự án khác:Hiện tại trên địa bàn xã Mường Mô đã nuôi 216 lồng, trong khi được phép phát triển đến 8 ha diện tích mặt nước đặt lồng nuôi, còn lại có thể đưa vào sử dụng là khoảng 5 ha. Do đó, tiềm năng để phát triển nuôi cá lồng còn rất lớn. Mực nước dâng của khu vực Hồ thủy điện Lai Châu (mực nước dâng bình thường: 295m; Mực nước chết: 265 m).
4) Khả năng tập trung đất đai: Đối với những diện tích đất, mặt nước do các cơ quan nhà nước quản lý, UBND tỉnh thu hồi để nhà đầu tư thuê theo quy định; đối với diện tích đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân nhà đầu tư có thể thỏa thuận thuê lại hoặc thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
VI THU HÚT VÀO LĨNH VỰC CHẾ BIẾN
1 Khu giết mổ gia súc tập trung thành phố Lai Châu Quy mô khoảng 04 ha tại xã San Thàng, thành phố Lai Châu 1) Hiện trạng đất đai: Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng lúa, đất chưa sử dụng.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Khu đất thuộc địa phận thành phố Lai Châu có giao thông, điện, nước thuận lợi.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Khu đất thuộc bản Cắng Đắng, xã San Thàng, gần khu quy hoạch khu đô thị cửa ngõ Đông Nam và các dự án phát triển sản xuất phía Đông Nam thành phố. Khu đất thuộc địa phận thành phố Lai Châu, nơi dân cư đông đúc có nhu cầu sử dụng và tiêu thụ, chế biến thịt gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Trên địa bàn chưa có khu giết mổ tập trung, thị trường có tiềm năng đầu tư.
4) Khả năng tập trung đất đai: Diện tích đền bù GPMB 4,0 ha chủ yếu là trồng đất trồng cây hàng năm đã được quy hoạch là đất sản xuất phi nông nghiệp, nhà đầu tư thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.
2 Trồng và chế biến chè tại huyện Phong Thổ Các xã Hoang Thèn, Sin Suối Hồ, Nậm Xe 1) Hiện trạng đất đai
- Hiện trạng thuộc đất nương rãy hoặc đất trồng cây lâu năm do các hộ quản lý.
- Về quy hoạch sử dụng đất: Các vùng trồng chè nằm trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện Phong Thổ.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Như phần mô tả thu hút đầu tư trồng Mắc ca của huyện Phong Thổ.
3) Mối quan hệ với các dự án khác:
- Huyện Phong Thổ có Cửa khẩu Ma Lù Thàng thuận lợi kết nối thông thương với thị trường nội địa Trung Quốc, có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông sản rất lớn.
- Trên địa bàn huyện hiện có 550,78 ha chè; trong đó diện tích chè trồng mới năm 2021 là 251,67 ha (tại xã Nậm Xe 163.91 ha, xã Sin Suối Hồ 70,19 ha, Lản Nhì Thàng 17,57 ha với các giống chế Kim tuyển, PH8, Shan).
4) Khả năng tập trung đất đai: Nhà đầu tư liên kết để trồng và tiêu thụ sản phẩm với người dân.
VII THU HÚT LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI DU LỊCH 
1 Du lịch cộng đồng, bảo tồn văn hóa dân tộc Mông và bảo tồn chè cổ thụ và nuôi cá nước lạnh tại bản Hô Tra, xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên Vùng nghiên cứu khoảng 500 ha tại bản Hô Tra, xã Mường Khoa huyện Tân Uyên. 1) Hiện trạng
- Bản Hô Tra Xã Mường Khoa, cách thị trấn Tân Uyên khoảng 20 km, cách trung tâm thành phố 70 km. Khu vực có độ cao từ 1.400 - 2.200m so với mực nước biển.
- Hiện trạng sử dụng đất: Đất vườn, đất đồi, đất trồng lúa 1 vụ, đất trồng cây hàng năm khác
- Có diện tích chè cổ thụ phân bố trên trên địa bàn.
2) Hiện trạng hạ tầng và khả năng kết nối: Trên địa bàn huyện có quốc lộ 32 kết nối với huyện Than Uyên (đi tỉnh Yên Bái) và huyện Tam Đường, tỉnh lộ 134 kết nối với huyện Quỳnh Nhai tỉnh Sơn La; ngoài ra đã có hệ thống đường đến trung tâm tất cả các xã và hệ thống đường đến các bản. Có dự án tuyến đường kết nối TP Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Việc phát triển phát triển du lịch cộng đồng, bảo tồn văn hóa dân tộc Mông và bảo tồn chè cổ thụ và nuôi cá nước lạnh là phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất, góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân vùng dự án, góp phần xoá đói giảm nghèo đảm ảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Có quy hoạch cụm công nghiệp; quy hoạch Sân bay 117 ha; quy hoạch Sân golf; có điểm du lịch vùng chè gắn với suối nước nóng và du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Bản Chát…
4) Khả năng tập trung đất đai: Đất dai do hộ gia đình và Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý có khả năng, phương án tích tụ cao; nhân dân trong khu vực ủng hộ làm du lịch và không có khiếu kiện, tranh chấp.
B LĨNH VỰC DU LỊCH - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ 
1 Dự án khu du lịch đèo Khau  Co huyện Than Uyên Quy mô khoảng 12 ha; tại xã Phúc Than; Đầu tư: du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch sinh thái, homestay… 1) Hiện trạng đất đai: chủ yếu đất sở hữu của người dân, đất trống chưa sử dụng, đất có rừng và đất sản xuất nông nghiệp. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối:  Khu vực dự án gần QL32, QL279; có tuyến nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai
3) Mối quan hệ với các dự án: Kết nối với các dự án du lịch khác trong vùng.
4) Khả năng tập trung đất đai: Có khả năng tích tụ
2 Dự án xây dựng bản du lịch cộng đồng xã Tà Mung huyện Than Uyên Quy mô khoảng 2.000 ha, tại xã Tà Mung huyện Than Uyên; 2.000 ha; Đầu tư hạ tầng kỹ thuật; Đầu tư xây dựng vườn cây ăn quả, mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nhà hàng, chợ vùng cao, khu vui chơi giải trí, điểm tham quan, chụp ảnh để phát triển loại hình du lịch nông thôn, trải nghiệm gắn với giữu gìn bản sắc văn hóa dân tộc
1) Hiện trạng đất đai: Vùng đất thực hiện dự án là Bản Tu San đất chủ yếu đất trống chưa sử dụng, đất có rừng và đất sản xuất nông nghiệp, Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
Hiện trạng sử dụng đất: Vùng đất thực hiện dự án là Bản Tu San đất chủ yếu đất trống chưa sử dụng, đất có rừng và đất sản xuất nông nghiệp. Khai thác tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan, khí hậu, bản sắc văn hóa, ẩm thực và thổ nhưỡng khu vực xã Tà Mung với các loại hình du lịch sinh thái, khám phá, trải nghiệm; Tạo điểm nhấn cho du lịch Than Uyên, hình thành liên kết để phát triển các Tour du lịch trên địa bàn huyện, và các huyện lân cận.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối:  Nằm cách trung tâm huyện khoảng 25 km; Nằm gần đường QL 279, quy hoạch nằm trên trục đường nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai
 3) Mối quan hệ với các dự án: Kết nối với các dự án du lịch khác trong vùng
4) Khả năng tập trung đất đai: Có khả năng tích tụ hoặc liên kết với các hộ dân
3 Du lịch sinh thái vùng chè gắn với suối khoáng nóng huyện Tân Uyên Vùng nghiên cứu khoảng 450 ha, tại bản Phiêng Phát xã Trung Đồng, bản Nà Ún xã Pắc Ta, bản Nà Hoi xã Thân Thuộc; Xây dựng tổ hợp các hạng mục gồm: Bãi đỗ xe; nhà sàn truyền thống; nhà hàng, nhà lưu niện; nhà dịch vụ; bể bơi trên cao; khu tổ chức sự kiện; thung lũng hoa; chợ đêm; khu chụp ảnh checkin; khu cắm trại; Khu nhà nghỉ dưỡng; khu dịch vụ Spa; khu nhà hàng;  khách sạn; nhà ở đô thị, nhà ở sinh thái;  khu vui chơi trong rừng... 1) Hiện trạng đất đai: Đất trồng chè, đất nông nghiệp, đất chưa sủ dụng và đất khác. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Vùng dự án có đường Quốc lộ 32 đi qua, thuận lợi trao đổi hàng hóa giữa các khu vực trong và ngoài tỉnh; nằm trên tuyến đường đấu nối đường cao tốc
3) Mối quan hệ với các dự án: Kết nối với các dự án du lịch khác trong vùng
4) Khả năng tập trung đất đai: Có khả năng tích tụ hoặc liên kết với các hộ dân
4 Khu du lịch thác Tác Tình gắn với chinh phục đỉnh Pu Ta Leng huyện Tam Đường Xã Hồ Thầu và thị trấn Tam Đường, 500 ha; Đầu tư: gồm nhiều thành phần chức năng như: Nhà Ga và tuyến cáp treo, Cầu kính trên đỉnh thác, một phần hạng mục Tuyến tàu leo núi, Khu vui chơi giải trí, Quảng trưởng biểu diễn Sân ngắm cảnh, bungalow, dù lượn,  Bãi đậu xe, Nhà đón tiếp, Khối nhà ShopHouse. 1) Hiện trạng đất đai: Vùng kêu gọi đầu tư tại tại xã Hồ Thầu và thị trấn Tam Đường rộng khoảng 1000 ha; đất đang canh tác nương rẫy, trồng lúa 1 vụ, đất rừng và các cây hoa màu khác; đất do các hộ gia đình, cá nhân và Ban quản rừng phòng hộ huyện quản lý. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hạ tầng và kết nối đường giao thông: Khu kêu gọi đầu tư cách trung tâm hành chính huyện 7km; có hệ thống giao thông, điện nước cơ bản đầy đủ; kết nối với quốc lộ 4D qua trục đường lớn. đường lên bản Sì Thâu Chải đảm bảo 02 làn xe đi lại.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Khu vực kêu gọi đầu tư có điểm bản du lịch cộng đồng Sì Thâu Chải, di tích danh lam thẳng cảnh Thác Tác Tình, đỉnh Pu Ta Leng, bãi dù lượn quốc tế.
4) Khả năng tập trung đất đai: Đất dai do hộ gia đình và Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý có khả năng, phương án tích tụ cao do Nhân dân trong khu vực ủng hộ làm du lịch và không có khiếu kiện, tranh chấp.
5 Quần thể du lịch Hoàng Liên Sơn huyện Tam Đường Các xã: Bản Bo, Sơn Bình, Hồ Thầu, Tả Lèng, huyện Tam Đường và Bản Nà Hoi, xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên; 10.000 ha, Đầu tư: Khu du lịch tâm linh, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, resort, vui chơi giải trí, khu bảo tồn gen thực vật quý hiếm, cáp treo, homestay, khách sạn...
1) Hiện trạng đất đai: Vùng kêu gọi đầu tư tại tại các bản trên địa bàn xã Nùng Nàng rộng khoảng 10.000 ha; đất đang canh tác nương rẫy, trồng lúa 1 vụ, đất rừng và các cây hoa màu khác; đất thổ cư các hộ gia đình, cá nhân, Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý.
Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hạ tầng và kết nối đường giao thông: Nằm trên địa bàn các xã thuộc huyện Tam Đường và Tân Uyên có quốc lộ 4D và 32 đi qua. Khu vực mới đang được khảo sát có hệ thống giao thông đường quốc lộ thuận lợi nhưng giao thông, điện, nước tới các điểm đầu tư chưa hoàn chỉnh.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Khu vực kêu gọi đầu tư cạnh khu du lịch của huyện Sa Pa, khu du lịch Đỉnh đèo Ô Quý Hồ, Cầu Kính Rồng Mây, Động Tiên Sơn, khu du lịch Mù Cang Chải của Yên Bái. Địa điểm đầu tư đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm xin khảo sát.
4) Khả năng tập trung đất đai: Đất dai do hộ gia đình và Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý có khả năng, phương án tích tụ cao do Nhân dân trong khu vực ủng hộ làm du lịch và không có khiếu kiện, tranh chấp.
6 Khu du lịch nghỉ dưỡng vườn địa đàng Sơn Bình huyện Tam Đường Xã Sơn Bình, 400 ha; Đầu tư xây dựng khách sạn, bungalow, siêu vườn trường, thung lũng hướng thượng, đồi hẹn ước, vườn hoa, …) 1) Hiện trạng đất đai: Vùng kêu gọi đầu tư trên địa bàn xã Sơn Bình, khu vực đèo Hoàng Liên Sơn rộng khoảng 400 ha; đất rừng và các cây hoa màu khác; đất do các hộ gia đình, cá nhân, Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hạ tầng và kết nối đường giao thông: Nằm trên địa bàn xã Sơn Bình có quốc lộ 4D đi qua.
Khu vực mới đang được khảo sát có hệ thống giao thông đường quốc lộ thuận lợi nhưng hệ thống điện, nước chưa hoàn chỉnh.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Khu vực kêu gọi đầu tư cạnh khu du lịch của huyện Sa Pa, khu du lịch Đỉnh đèo Ô Quý Hồ, Cầu Kính Rồng Mây, Động Tiên Sơn. Địa điểm đầu tư đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm xin khảo sát.
4) Khả năng tập trung đất đai: Đất dai do hộ gia đình và Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý có khả năng, phương án tích tục cao do Nhân dân trong khu vực ủng hộ làm du lịch và không có khiếu kiện, tranh chấp.
7 Khu du lịch Sin Suối Hồ gắn với đỉnh Bạch Mộc Lương Tử huyện Phong Thổ Xã Sin Suối Hồ; 1.000 ha; Đầu tư xây dựng Khu nghỉ dưỡng, homestay, cáp treo, khu vui chơi,… 1) Hiện trạng đất đai: Đất rừng, đất nông nghiệp đã giao cho Nhân dân quản lý, sử dụng. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Đã có điểm du lịch Cộng đồng bản Sin Suối Hồ, hệ thông giao thông từ bản du lịch Sin Suối Hồ lên khu vực Bạch Mộc Lương Tử chưa được đầu từ. Khả năng kết nối với các điểm du lịch tại các địa phương như SaPa, Tam Đường, thành phố Lai Châu và các điểm du lịch trên địa bàn huyện Phong Thổ.
3) Mối quan hệ với các dự án: Dự án trồng cây dược liệu, trồng chè tập trung, dự ándu lịch Sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa...
4) Khả năng tập trung đất đai: có khả năng quy tụ đất đai
8 Khu du lịch nghỉ dưỡng cao nguyên Sìn Hồ Quy mô khoảng 100 ha, tại thị trấn Sìn Hồ và các xã: Sà Dề Phìn, Phăng Xô Lin, Tả Phìn, Tà Ngảo; Đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hệ thống ánh sáng...; Đầu tư xây dựng khu điểm vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, nhà hàng ẩm thực, ngắm cảnh... trên cao nguyên Sìn hồ 1) Hiện trạng đất đai: Khu đất thực hiện dự án đất chủ yếu là đất sản xuất nông, lâm nghiệp, đất chưa sử dụng và đất có mặt nước ao, hồ. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Dự án nằm trên đường tỉnh lộ 128 nối Thàng phố Lai Châu với huyện Sìn Hồ; tỉnh lộ 128 nối trung tâm huyện với quốc lộ 12 đi Điện Biên; Thị trấn Sìn Hồ và các xã cách trung tâm huyện từ 5-20km.
3) Mối quan hệ với các dự án: Các dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu và các tỉnh lân cận như Điện Biên, Lào Cai, Sơn La...
4) Khả năng tập trung đất đai: Thông qua hình thức Nhà nước thu hồi, bồi thường hỗ trợ cho chủ sử dụng đất và toàn bộ diện tích mặt nước trên lòng hồ Hoàng Hồ khoảng 27 ha.
9 Khu du lịch sinh thái Pú Đao kết hợp du lịch lòng hồ thủy điện Lai Châu huyện Nậm Nhùn Các xã: Pú Đao, Lê Lợi, Nậm Hàng, Mường Mô và thị trấn Nậm Nhùn; 1.500 ha; Đầu tư: Khu nghỉ dưỡng, thể thao, khu vui chơi giải trí,…
1) Hiện trạng đất đai: Gồm các vùng đất chưa sử dụng, đất lâm nghiệp, đất rừng nguyên sinh… Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối.
+ Hiện trạng hạ tầng: Hiện tại các xã đã có đường giao thông kiên cố hóa mặt bằng bê tông nhựa đến trung tâm xã và đã có đường dân sinh đến vùng dự án du lịch; hệ thống điện, thông tin liên lạc, nước sinh hoạt, thủy lợi đã có đầy đủ đến xã; hệ thống lòng hồ có mực nước ổn định, du lịch đường sông thông suốt.
+ Khả năng kết nối: Đỉnh Pú Đao nằm giữa cung đường kết nối 02 khu du lịch nổi tiếng của miền tây bắc là Sa Pa và Điện Biên Phủ, cách Sa Pa khoảng 160 km và cách Điện Biên Phủ khoảng 120 km theo đường ô tô; cách Khu du lịch Cầu Pá Uôn huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La theo đường thủy nội địa khoảng 95 km trên lòng hồ sông Đà; Cách cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng, tỉnh Lai Châu 90 km theo Quốc lộ 12; Cách cửa khẩu Quốc gia A Pa Chải, tỉnh Điện Biên khoảng 150 km theo Quốc lộ 4H-1, có khả năng thu hút khách Du lịch từ Trung Quốc, vì hiện tại các cửa khẩu này Trung Quốc đã xây dựng các tuyến cao tốc đến cửa khẩu. Đặc biệt, đỉnh núi Pú Đao chỉ cách Khu di tích Đền Vua Lê Thái Tổ khoảng 2 Km về hướng Bắc; Kết hợp với du lịch ngắm cảnh lòng hồ thủy điện Lai Châu.
3) Mối quan hệ với các dự án: Có khả năng kết hợp du lịch lòng hồ thủy điện lai Châu, du lịch tâm linh di tích Đền Vua Lê Thái Tổ. Tương lai gần: Đường nối cao tốc từ Bảo Hà đến Thành phố Lai Châu sẽ hoàn thành trước 2025; theo QH giao thông Quốc gia, đường cao tốc sẽ xây dựng nối từ Phú Thọ - TP Lai Châu – Cửa khẩu Quốc tế Ma Lù Thàng và Sân Bay Lai Châu dự kiến xây dựng trước năm 2030; Sân bay Sa Pa đang xây dựng, Sân bay Điện Biên phủ đang nâng cấp, sẽ hoàn thành trước năm 2030.
4) Khả năng tập trung đất đai: tốt, thuận lợi.
10 Dự án du lịch suối nước nóng Nậm Ngoa (Pắc Ma) huyện Mường Tè Quy mô khoảng 10 ha; tại xã Mường Tè; Xây dựng tổ hợp các hạng mục gồm: Bãi đỗ xe;nhà hàng, nhà lưu niện; nhà dịch vụ; khu chụp ảnh checkin; khu cắm trại; Khu nhà nghỉ dưỡng; khu vui chơi trong rừng... 1) Hiện trạng đất đai: Đất sản xuất, sông suối, đất rừng sản xuất do UBND xã và Nhân dân quản lý. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Huyện có đường Quốc lộ  127 đi qua.
3) Mối quan hệ với các dự án: Có các dự án, đề phát triển Sâm Lai Châu và các sản phẩm nông sản trong vùng.
4) Khả năng tập trung đất đai: Có thể thuê lại của UBND xã và của Nhân dân,  Liên kết với các hộ dân
11 Dự án Khu du lịch sinh thái đỉnh PuSiLung huyện Mường Tè Xã Pa Vệ Sủ; 100 ha; Đầu tư: du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, resort, vui chơi giải trí, cáp treo, homestay 1) Hiện trạng đất đai: Đất rừng phòng hộ do BQL rừng phòng hộ quản lý. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Mới có hạ tầng giao thông đến vùng QH; các hạ tầng vùng xây dựng khác chưa có.
3) Mối quan hệ với các dự án: Có các dự án, đề phát triển Sâm Lai Châu và các sản phẩm nông sản trong vùng.
4) Khả năng tập trung đất đai: Có thể thu hồi giao lại các tổ chức quản lý. Liên kết với các hộ dân
12 Khu quần thể du lịch Pusamcap thành phố Lai Châu và huyện Tam Đường Xã Nùng Nàng huyện Tam Đường và thành phố Lai Châu; 2.000 ha; Đầu tư sân golf, khu biệt thự nghỉ dưỡng, khách sạn, du lịch tâm linh, du lịch mạo hiểm, khu vui chơi giải trí, khu sinh thái, ẩm thực, hàng lưu niệm.. 1) Hiện trạng đất đai: Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất danh lam thắng cảnh, đất rừng phòng hộ. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông thuận lợi, cách trung tâm thành phố 06 km.
3) Mối quan hệ với các dự án: Kết hợp với các dự án đầu tư phát triển khu đô thị Đông Nam thành phố, khu du lịch tâm linh và các điểm view cảnh quan thành phố tạo thành hệ thống du lịch tham quan, giải trí, thể thao hiện đại của thành phố.
4) Khả năng tập trung đất đai: Tổng diện tích khoảng 2.000 ha, đền bù GPMB chủ yếu là đất nông nghiệp, đất danh lam thắng cảnh, đất rừng.
13 Khu tổ hợp thương mại, dịch vụ và khách sạn huyện Tân Uyên Quy mô khoảng 03 ha; Tại tổ dân phố số 2, 3, thị trấn Tân Uyên; Đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn. Shophouse, siêu thị… 1) Hiện trạng đất đai: Gồm đất đất ở đô thị (ODT); đất trồng lúa (LUA); đất trồng cây hàng năm (CHN); đất trồng cấy lâu năm (CLN); đất nông nghiệp khác (NHK); đất rừng sản xuất (RSX). Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Huyện có đường Quốc lộ 32 đi qua, thuận lợi trao đổi hàng hóa giữa các khu vực trong và ngoài tỉnh; nằm trên tuyến đường đấu nối đường cao tốc
3) Mối quan hệ với các dự án: Kết nối với các Dự án du lịch và thương mại khác trên địa bàn
4) Khả năng tập trung đất đai: Có khả năng tích tụ
14 Sân golf huyện Tam Đường Quy mô khoảng 50 ha, tại thị trấn Tam Đường, dự kiến đầu tư xây dựng sân golf từ 9 -18 lỗ
1) Hiện trạng đất đai: Vùng kêu gọi đầu tư trên địa bàn thị trấn Tam Đường (dưới khu vực Thác Tác Tình) rộng khoảng 50 ha; đất đang canh tác nương rẫy, trồng lúa 1 vụ, đất rừng và các cây hoa màu khác; đất do các hộ gia đình, cá nhân, Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý.
Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
- Hạ tầng và kết nối đường giao thông: Nằm trên địa bàn thị trấn Tam Đường có quốc lộ 4D đi qua. Khu vực mới đang được khảo sát có hệ thống giao thông đường quốc lộ thuận lợi.
3) Mối quan hệ với các dự án khác: Khu vực kêu gọi đầu tư cạnh khu du lịch bản Sì Thâu Chải, Thác Tác Tình.
4) Khả năng tập trung đất đai: Đất dai do hộ gia đình và Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý có khả năng, phương án tích tục cao do Nhân dân trong khu vực ủng hộ làm du lịch và không có khiếu kiện, tranh chấp.
15 Dự án tổ hợp nhà hàng dịch vụ, bến bãi, kho hàng hóa  khu Kinh tế Cửa khẩu Ma Lù Thàng huyện Phong Thổ Quy mô khoảng 74 ha, tại xã Ma Li Pho và xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ; Đầu tư Đầu tư xây dựng Tổ hợp nhà hàng dịch vụ; Bãi đỗ xe, kho, bến bốc dỡ hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất 1) Hiện trạng đất đai: Nằm cùng khu quy hoạch Đầu tư xây dựng Tổ hợp nhà hàng dịch vụ; Bãi đỗ xe, kho, bến bốc dỡ hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (74ha), đã giải phóng mặt bằng, đủ để triển khai dự án. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối:  Khu vực cửa khẩu đã được đầu tư một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật: đường nội bộ, bãi đỗ xe, nhà làm việc liên ngành, hệ thống giao thông kết nối QL4D, QL100... Phía Trung Quốc đã đầu tư đường cao tốc đến cửa khẩu Kim Thủy Hà của Trung Quốc.
3) Mối quan hệ với các dự án: Hiện tại cửa khẩu đã có công trình Trung tâm thương mại do nhà nước đầu tư, có 02 nhà nghỉ, khách sạn do doanh nghiệp địa phương đầu tư...
4) Khả năng tập trung đất đai: Có khả năng
C LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP - XÂY DỰNG  
1 Tổ hợp nhà ở thương mại phường Đông Phong, thành phố Lai Châu Quy mô khoảng 1,7 ha, tại phường Đông Phong; Đầu tư tổ hợp nhà ở thương mại 1) Hiện trạng đất đai: Đất chưa sử dụng, đã được quy hoạch đất ở đô thị. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Mặt bằng khu đất thuộc khu dân cư đô thị tổ 23, phường Đông Phong có hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, mặt tiền đường 30-4 (58m) giao thông, đi lại thuận tiện.
3) Mối quan hệ với các dự án: Đối diện là bến xe khách tỉnh, chợ đầu mối; quanh khu vực là trường học, bệnh viện đa khoa tỉnh và các công trình hạ tầng thiết yếu.
4) Khả năng tập trung đất đai: Diện tích mặt bằng sạch khu đất khoảng 1,78 ha.
2 Nhà ở thương mại Khu đô thị phía đông nam thành phố Lai Châu 1 Quy mô khoảng 60 ha, tại tổ 26, Phường Đông Phong; Đầu tư tổ hợp nhà ở thương mại - Hiện trạng đất đai: Gồm: Đất ở dân cư hiện trạng, đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Khu đất đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt.
- Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Thuộc 2 phường Tân Phong và Đông Phong hệ thống hạ tầng kỹ thuật đầu tư đầy đủ, mặt tiền đường giao thông đường nối thành phố Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai, hết sức thuận lợi.
- Mối quan hệ với các dự án:  Đối diện là bệnh viện đa khoa tỉnh, trường học; gần bến xe khách tỉnh, chợ đầu mối,... liền kề là quy hoạch khu đô thị cửa ngõ Đông Nam, khu tham quan du lịch chùa Linh Ứng, điểm view Nùng Nàng, khu đô thị thiên đường Mắc Ca,...
- Khả năng tập trung đất đai: Tổng diện tích khoảng 150 ha phần lớn là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm và cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản đã được quy hoạch đất ở đô thị.
3 Khu trung tâm thương mại và nhà ở Lai Châu thành phố Lai Châu Quy mô khoảng 40  ha, tại phường Đoàn Kết; Đầu tư tổ hợp nhà ở thương mại 1) Hiện trạng đất đai: Đất thể thao, giáo dục; đã có quy hoạch chi tiết 1/500 được duyệt.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Khu đất thuộc phường Đoàn Kết có hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, giao thương thuận lợi
3) Mối quan hệ với các dự án: Có vị trí trung tâm hoạt động thương mại, dịch vụ của thành phố
4) Khả năng tập trung đất đai: Tổng diện tích khu đất là 3,5 ha, đã được tỉnh thu hồi GPMB diện tích của sân vận động (cũ) và trường tiểu học Đoàn Kết, đảm bảo mặt bằng sạch trước khi thực hiện dự án.
4 Khu nhà ở thương mại tại tổ 10, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu Quy mô khoảng 5 ha, tại tổ 10, phường Tân Phong; Đầu tư khu dân cư đô thị nhà ở thành phố Lai Châu 1) Hiện trạng đất đai: Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất bằng chưa sử dụng. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Thuộc tổ 12, phường Tân Phong có hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, giao thông thuận lợi.
3) Mối quan hệ với các dự án: Vị trí gần kề khu trung tâm thương mại tỉnh, khu tham quan du lịch chùa Linh Ứng, điểm view Nùng Nàng, khu đô thị thiên đường Mắc Ca, quy hoạch khu đô thị Đông Nam thành phố.
4) Khả năng tập trung đất đai: GPMB chủ yếu là diện tích đất trồng cây hàng năm, đã được quy hoạch đất ở đô thị.
5 Nhà ở thương mại Khu đô thị phía đông nam thành phố Lai Châu 2 Quy mô khoảng 60 ha, tại xã San Thàng; Đầu tư tổ hợp nhà ở thương mại
1) Hiện trạng đất đai: chủ yếu là đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất lúa, nuôi trồng thủy sản.
 Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Hạ tầng cấp điện, nước, viễn thông đảm bảo.
3) Mối quan hệ với các dự án: Khu đất dự án nằm 02 bên đường nối thành phố Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn cửa ngõ phía Đông Nam thành phố, hết sức thuận lợi. Liền kề với sân vận đông thuộc dự án khu liên hợp thể thao tỉnh.
4) Khả năng tập trung đất đai: Tổng diện tích khoảng 160 ha phần lớn là đất nông nghiệp được quy hoạch là đất ở đô thị.
6 Khu dân cư đô thị tổ 23, phường Đông Phong,  thành phố Lai Châu  Quy mô khoảng 5 ha, tại tổ 23, phường Đông Phong; Đầu tư khu dân cư đô thị nhà ở thành phố Lai Châu  - Hiện trạng đất đai: Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, cây hàng năm, đất thương mại dịch vụ. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
- Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Khu đất thuộc phường Đông Phong có hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ,  mặt đường Quốc lộ 4D (cũ), giao thông thuận lợi.
- Mối quan hệ với các dự án: Đối diện công an tỉnh Lai Châu

- Khả năng tập trung đất đai: Tổng diện tich khu đất 36,5 ha, phần lớn GPMB đất nông nghiệp đã được quy hoạch đất ở đô thị.
7 Khu nhà ở xã hội thành phố Lai Châu Quy mô khoảng 50 ha, tại bản Màng, phường Quyết Thắng; Đầu tư xây dựng theo mô hình khu dân cư đô thị, có các công trình phúc lợi hạ tầng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân có thu nhập thấp. 1) Hiện trạng đất đai: Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất bằng chưa sử dụng. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Khu đất thuộc phường Quyết Thắng, gần khu hợp khối thành phố Lai Châu, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, giao thương thuận lợi.
3) Mối quan hệ với các dự án: Kết nối với các dự án hạ tầng khác.
4) Khả năng tập trung đất đai: GPMB chủ yếu là diện tích đất trồng cây hàng năm, đã được quy hoạch đất ở đô thị.
8 Khu công nghiệp Mường So Quy mô khoảng 200 ha, tại xã Mường So, huyện Phong Thổ; Đầu tư hạ tầng thu hút các nhà đầu tư: chế biến nông, lâm, thủy sản; vật liệu x9ây dựng; cơ khí chế tạo, logistic…  1) Hiện trạng đất đai: Khu công nghiệp có diện tích 200ha, nằm trên địa phận của 02 xã Mường So, Lản Nhì Thàng và chạy dọc đường Quốc lô 4D, địa hình đẹp. chủ yếu là đất có rừng nhà nước quản lý, đất sản xuất nông nghiệp của các hộ dân và đồi núi chưa sử dụng. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Hiện trạng hạ tầng chưa được đầu tư. Khả năng kết nối: Với địa phận thuộc 02 xã Mường So, Lản Nhì Thàng và cách trung tâm huyện 7,3km, cách cửa khẩu Ma Lù Thàng 27,3 km việc đầu tư xây dựng khu công nghiệp giúp kết nối và phát triển kinh tế địa phương từng bước kết nối phát triển kinh tế cửa khẩu.
3) Mối quan hệ với các dự án: Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ giúp từng bước thu hút đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư trong khu công nghiệp. Đã có các dự án dự kiến sẽ đặt tại khu công nghiệp.

4) Khả năng tập trung đất đai: Đất đã được tỉnh quy hoạch.
9 Cụm công nghiệp Than Uyên Xã Phúc Than; 50 ha;  Thu hút các nhà đầu tư các dự án chế biến nông, lâm, thủy sản; vật liệu xây dựng; cơ khí chế tạo vào hoạt động trong cụm công nghiệp 1) Hiện trạng đất đai: Đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp... Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Khu vực dự án gần QL32, QL279; có tuyến nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
3) Mối quan hệ với các dự án: Kết nối các dự án công nghiệp, chế tạo, chế biến.
4) Khả năng tập trung đất đai: Đã được quy hoạch.
10 Cụm công nghiệp Tân Uyên Tổ dân phố 3, thị trấn Tân Uyên; 50 ha; Đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp; thu hút các nhà đầu tư: chế biến nông, lâm, thủy sản; vật liệu xây dựng 1) Hiện trạng đất đai: Đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp… Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Huyện có đường Quốc lộ 32 đi qua, thuận lợi trao đổi hàng hóa giữa các khu vực trong và ngoài tỉnh; nằm trên tuyến đường đấu nối đường cao tốc.
3) Mối quan hệ với các dự án: Kết nối đến các dự án hạ tầng, giao thông khác.

4) Khả năng tập trung đất đai: Có khả năng.
11 Cụm công nghiệp Nậm Nhùn Quy mô khoảng 17,8 ha, tại thị trấn Nậm Nhùn; Đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vự chế biến nông, lâm, thủy sản và sản xuất vật liệu xây dựng,… 1) Hiện trạng đất đai: Đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp… Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Vùng dự án nằm trên địa bàn thị trấn nên điều kiện hạ tầng thuận lợi; dự án tiếp giáp đường tỉnh lộ 127, cách QL12 khoảng 20km, cách trung tâm thành phố Lai Châu, thành phố Điện Biên khoảng 120km.
3) Mối quan hệ với các dự án: Có khả năng kết hợp cùng với các dự án nông nghiệp trên địa bàn huyện; đồng thời có khả năng kết nối với các huyện khác trên địa bàn tỉnh.
4) Khả năng tập trung đất đai: Có khả năng.
12 Nhà máy Điện gió Than Uyên Xã Phúc Than, huyện Than Uyên, 20 ha; Khảo sát lập quy hoạch và đầu tư xây dựng nhà máy điện gió với công suất khoảng 50 MW 1) Hiện trạng đất đai: Đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, đất chưa sử dụng. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Khu vực dự án có các QL32, QL279; có tuyến đường nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi qua, cách thị trấn Than Uyên khoảng 10km, cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 120 km.
3) Mối quan hệ với các dự án: Kết nối với trạm biến áp, tuyến đường dây truyền tải điện 220kV trên địa bàn.
4) Khả năng tập trung đất đai: Có khả năng.
13 Tổ hợp sân golf huyện Tân Uyên Tổ dân phố số 1, 7, thị trấn Tân Uyên; 197 ha; Xây dựng tổ hợp sân gofl 18 lỗ kết hợp với các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng 1) Hiện trạng đất đai: đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp…. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Huyện có đường Quốc lộ 32 đi qua, thuận lợi trao đổi hàng hóa giữa các khu vực trong và ngoài tỉnh; nằm trên tuyến đường đấu nối đường cao tốc
3) Mối quan hệ với các dự án: Dễ dàng kết nối với các dự án hạ tầng, du lịch, thương mại trong tỉnh, khu vực Sa Pa và trong khu vực. Tại huyện cũng đã quy hoạch sân bay Lai Châu và cụm công nghiệp Tân Uyên.

4) Khả năng tập trung đất đai:  Có khả năng
14 Sân bay Lai Châu huyện Tân Uyên Quy mô khoảng 130 ha; tại Thị trấn Tân Uyên; tiêu chuẩn Cấp 3C-ICAO 1) Hiện trạng đất đai: Đất đã được quy hoạch. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Chưa có cơ sở hạ tầng, Dự án xây dựng sẽ kết nối thẳng với đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai và QL 32.
3) Mối quan hệ với các dự án: Kết nối đến các dự án hạ tầng, giao thông khác; Gần thị xã Sa Pa và thành phố Lai Châu và nhu cầu hành khách đi máy bay ngày càng tăng.
4) Khả năng tập trung đất đai: Có khả năng
15 Trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ thành phố Lai Châu Quy mô khoảng 2 ha, tại TP.Lai Châu; Đầu tư trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ
1) Hiện trạng đất đai: Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất bằng chưa sử dụng.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: có hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, giao thông thuận lợi.
3) Mối quan hệ với các dự án: Kết nối với các dự án hạ tầng khác, tại tỉnh chưa có trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ
4) Khả năng tập trung đất đai: GPMB chủ yếu là diện tích đất trồng cây hàng năm, đã được quy hoạch đất ở đô thị.
16 Hầm đường bộ qua Đèo Khau Co huyện Than Uyên Xã Phúc Than; theo quy mô dự án; San lấp tạo mặt bằng, đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (Gồm: Hàm đường bộ, hệ thống đường dẫn, thông gió, nhà điều hành và trạm thu phí,…). Theo tiêu chuẩn đường cấp III miền núi 1) Hiện trạng đất đai: Đất rừng sản xuất, đất chưa sử dụng, đất nương rẫy. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Nằm trên đường QL 279, quy hoạch nằm trên trục đường nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai, kết nối với các tuyến tỉnh lộ khác.
3) Mối quan hệ với các dự án: Được kết nối với các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, rút ngắn thời gian di chuyển cho xe cộ tại các dự án nông nghiệp, công nghiệp và xe chở hàng hóa thông thương qua cửa khẩu Ma Lù Thàng.
4) Khả năng tập trung đất đai: Có khả năng
17 Bến xe mới huyện Than Uyên Quy mô khoảng 3 ha, tại khu 10 thị trấn Than Uyên; Đầu tư bãi đỗ xe, nhà điều hành và các công trình phụ trợ 1) Hiện trạng đất đai: Đất đã được quy hoạch. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Khu vực dự án gần QL32, QL279; có tuyến nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai
3) Mối quan hệ với các dự án: Kết nối đến các dự án hạ tầng, giao thông khác, nơi đón trả khách, hàng hóa cho nhân dân trên địa bàn huyện Than Uyên
4) Khả năng tập trung đất đai: Có khả năng
18 Bến xe huyện Tân Uyên Quy mô khoảng 2,1 ha, tại bản Chom Chăng, xã Thân Thuộc; Xây dựng mới bến xe huyện Tân Uyên, tiêu chuẩn loại 2 1) Hiện trạng đất đai: Đất đã được quy hoạch
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Huyện có đường Quốc lộ 32 đi qua, thuận lợi trao đổi hàng hóa giữa các khu vực trong và ngoài tỉnh; nằm trên tuyến đường đấu nối đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và thúc đẩy hoạt động vận tải hàng hóa của địa phương đến các địa bàn thành phố lân cận, thúc đẩy hoạt động kinh doanh thương mại,phù hợp với mục tiêu, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Uyên.
3) Mối quan hệ với các dự án: Kết nối đến các dự án hạ tầng, giao thông khác, có dự án cụm công nghiệp Tân Uyên ở gần.
4) Khả năng tập trung đất đai:  Có khả năng
19 Khu kinh tế cửa Ma Lù Thàng Quy mô khoảng 74 ha, tại xã Huổi Luông, Ma Li Pho; Đầu tư xây dựng Tổ hợp nhà hàng dịch vụ; Bãi đỗ xe, kho, bến bốc dỡ hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất  1) Hiện trạng đất đai: Dự án kho đầu mối cửa khẩu đã quy hoạch chi tiết hơn 74ha, đa số đã giải phóng mặt bằng, đủ để triển khai dự án. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Khu đầu mối cửa khẩu đã được đầu tư một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật: đường nội bộ, bãi đỗ xe, nhà làm việc liên ngành, hệ thống giao thông kết nối QL4D, QL100... Phía Trung Quốc đã đầu tư đường cao tốc đến cửa khẩu Kim Thủy Hà của Trung Quốc.
3) Mối quan hệ với các dự án: Hiện tại đã có 07 doanh nghiệp đầu tư hệ thống kho bãi tập kết, bốc dỡ hàng hóa và hơn 10 kho chứa hàng hóa nông sản khác.
4) Khả năng tập trung đất đai: Có khả năng.
20 Nhà máy sản xuất gạch không nung huyện Than Uyên Quy mô khoảng 5 ha, tại xã Phúc Than, công suất khoảng 10 triệu viên/năm
1) Hiện trạng đất đai: Đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, đất chưa sử dụng, gần các núi đá vôi. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Khu vực dự án có các QL4D và QL32, QL279; có tuyến đường nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua, cách thị trấn Than Uyên khoảng 10km, cách trung tâm thành phố Lai Châu 100 km
3) Mối quan hệ với các dự án: Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đang được triển khai, cụm công nghiệp Than Uyên cũng đã được quy hoạch.
4) Khả năng tập trung đất đai: Có khả năng.
21 Khu lâm viên thành phố Lai Châu (giai đoạn 2) thành phố Lai Châu Quy mô khoảng 20 ha, tại phường Tân Phong; Đầu tư xây dựng giai đoạn 2: Khu vui chơi trẻ em ngoài trời; Quán café và tháp vọng cảnh; Nhà game; Vườn cảnh (lan; bon sai; Mê cung chè,..) 1) Hiện trạng đất đai: Đất khu vui chơi, giải trí công cộng. Đã tích hợp vào QH của tỉnh.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Dự án đã được đầu tư hoàn thành giai đoạn I của dự án gồm: hạ tầng giao thông; cấp điện, nước; khuôn viên cây xanh,… cơ bản đồng bộ.
3) Mối quan hệ với các dự án: Đối diện là hồ thượng lưu, hồ hạ lưu và khu hợp khối hành chính - chính trị của tỉnh tạo điểm nhấn cảnh quan ấn tượng của thành phố.
4) Khả năng tập trung đất đai: Khu đất thuộc phạm vi diện tích dự án khu Lâm viên thành phố đã hoàn thành đền bù GPMB giai đoạn 1. Có mặt bằng để triển khai ngay các hạng mục giai đoạn 2 của dự án.
22 Nhà máy xử lý chất thải rắn tại thành phố Lai Châu Quy mô khoảng 10 ha, tại xã San Thàng; Đầu tư xây dựng các hạng mục: Bãi tập kết rác thải; Nhà máy xử lý chất thải rắn, hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến; Nhà kho, nhà bảo quản sau tái chế; Hạng mục phụ trợ: Cấp điện, nước, sân bãi, cây xanh,…  1) Hiện trạng đất đai: Đất bãi rác hiện trạng là 6,9 ha; diện tích đất đã quy hoạch bổ sung là 3,3 ha.
2) Hiện trạng hạ tầng, khả năng kết nối: Hệ thống hạ tầng giao thông đô thị thành phố Lai Châu, hệ thống thu gom rác thải rắn đã được đầu tư tương đối đồng bộ, thuận lợi cho công tác vận chuyển về nhà máy để xử lý.
3) Mối quan hệ với các dự án: Dự án đã được đầu tư giai đoạn I gồm phần san nền, mặt bằng, đường vào, kè bê tông, khu chôn lấp rác thải,...
4) Khả năng tập trung đất đai: Tổng diện tích khu đất tập trung khoảng 10 ha, trong đó GPMB bổ sung 3,3 ha
 
 

DANH SÁCH CÁC ĐIỂM MỎ KHOÁNG SẢN THU HÚT ĐẦU TƯ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
 
TT Tên mỏ Địa điểm, quy mô Mô tả Ghi chú
1 Chế biến sâu đất hiếm mỏ Đông Pao Xã Bản Giang, Bản Hon, huyện Tam Đường - Giao thông: Gần đường nối cao tốc Lào Cai – Lai Châu (đường tỉnh 136)
- Trữ lượng của mỏ đã cấp phép: 1.079.524 tấn TR2O3 và 6.044.077 tấn BaSO4, 4.211.248 tấn CaF2
Hợp tác với Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu – Vimico để tuyển, chế biến sâu đất hiếm mỏ Đông Pao
2 Mỏ đất hiếm Đông Pao (phần còn lại) - Xã Bản Giang, Bản Hon, huyện Tam Đường
- Diện tích khoảng 950 ha
 
- Giao thông: Khu vực gần đường nối cao tốc Lào Cai – Lai Châu (đường tỉnh 136)
-Trữ lượng: 416.299 tấn TR2O3 và 5.053.026 tấn BaSO4, 295467 tấn CaF2
TN: 2.056.291 tấn TR2O3 và 9.569.475 tấn BaSO4, 3.683.621 tấn CaF2
- Công ty cổ phần đất hiếm Lai Châu - Vimico đã thăm dò giai đoạn 2008-2010
- Thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT
3 Mỏ Nam Đông Pao - Xã Bản Hon, huyện Tam Đường
- Diện tích khoảng 95 ha
- Giao thông: Khu vực gần đường nối cao tốc Lào Cai – Lai Châu (đường tỉnh 136)
- Khu vực chưa được thăm dò
Thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT: dự kiến đấu giá ở khu vực chưa thăm dò
4 Mỏ vàng San Sui – Nậm Suổng - Xã Vàng San, huyện Mường Tè
- Diện tích 355,4 ha
- Giao thông: Gần đường giao thông nông thôn, xã dân cư
- Tài nguyên của mỏ khoảng 3.786 kg Au
Thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT
5 Mỏ vàng Pu Sam Cáp -Xã Khun Há, huyện Tam Đường, xã Noong Hẻo và Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ
- Diện tích 150 km2
- Giao thông: Xa đường giao thông, xa khu dân cư
- Cấp 122  đạt khoảng 46,49 kg Au, tài nguyên cấp 333 khoảng 706,29 kg Au.
Thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT
6 Mỏ vàng Thèn Sin - Xã Thèn Sin, huyện Tam Đường
- Tọa độ 22027’00” - 103027’45”
- Giao thông: Cạnh đường tỉnh 130, cách khu dân cư khoảng 250m
- Tài nguyên của mỏ khoảng 4070kg Au.
Thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT
7 Mỏ vàng Nậm Cuổi - Xã Nậm Cuổi, huyện Sìn Hồ
- Diện tích mỏ: 13,8 ha
Giao thông: Gần đường tỉnh 133 Thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh
 
8 Mỏ vàng Nậm Sẻ - Xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn
- Diện tích mỏ: 3,6 ha
Xa giao thông, xa dân cư Thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh
 
9 Sắt Si Thao Chải - Xã Can Hồ, huyện Mường Tè
- Tọa độ 22016’50’’ - 102048’05’’
- Giao thông: Xa đường giao thông, xa khu dân cư
- Hàm lượng Fe2O3 = 39,76% (Điểm mỏ ít triển vọng)
Thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT
10 Mỏ đồng Lao Chải - Xã Khun Há, huyện Tam Đường
- Diện tích mỏ: 3,9 ha
- Tài nguyên dự báo: 2.000 tấn Cu
Xa đường giao thông
 
Thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh
 
11 Mỏ chì kẽm Khun Há (thuộc mỏ sắt Khun Há) - Xã Khun Há, huyện Tam Đường
- Diện tích mỏ: 10 ha
- Tài nguyên dự báo: 4.100 tấn Pb+Zn
- Giao thông: Gần đường giao thông nông thôn
- Hiện trạng sử dụng đất: đất nông nghiệp trồng cây hàng năm
Thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh; dự kiến đấu giá
 
12 Mỏ chì kẽm Khun Há - Xã Khun Há, huyện Tam Đường
- Diện tích mỏ: 9 ha
- Tài nguyên dự báo: 2.661 tấn Pb+Zn
- Giao thông: Gần đường giao thông nông thôn
- Hiện trạng sử dụng đất: đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất rừng sản xuất
- Thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh
 
13 Đá vôi đolomit Bản Lang, - Xã Bản Lang, huyện Phong Thổ
- Diện tích: khoảng 30 ha
 
- Trữ lượng dự kiến
1.901.000 m3 đá ốp lát, 7.603.000 tấn đá làm vôi
- Giao thông: Nằm sát đường tỉnh 132
- Hiện trạng sử dụng đất: chủ yếu đất trồng chuối, và trồng cây hàng năm
- Công ty cổ phần Norcem yên Bình tại Lai Châu khảo sát năm 2021
-Thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT
14 Đá phiến lợp Nậm Ban - Xã Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn
- Diện tích mỏ: 6,8 ha
- Tài nguyên dự báo: 71.783 m3
- Giao thông: Gần Quốc lộ 12
- Hiện trạng sử dụng đất: đất rừng đã được chuyển mục đích sử dụng
Thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh
 
15 Đá hoa đolomit Bản Lang - Xã Bản Lang, huyện Phong Thổ
- Diện tích mỏ: 3,5 ha
- Giao thông: Gần đường tỉnh 132
- Hiện trạng sử dụng đất: chủ yếu đất trồng chuối, và trồng cây hàng năm
- Thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh
- Đã cấp 1,5 ha cho Công ty cổ phần tập đoàn K-MS
16 Nước khoáng nóng  Pắc Ma - Xã Mường Tè, huyện Mường Tè
- Tọa độ: 22033’57” - 102031’22”
- Lưu lượng 0,02l/s, nhiệt độ 680C  
- Giao thông: Cách Quốc lộ 4H khoảng 500m, gần khu dân cư
- Hiện trạng sử dụng đất: đất sông suối và đất trồng cây hàng năm
- Đã quy hoạch là điểm du lịch nghỉ dưỡng nước nóng Pắc Ma khoảng 1,75 ha
Thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT
17 Nước khoáng nóng Tả Pao Hồ trên(1), - Xã Mồ Sì San, huyện Phong Thổ
- Tọa độ 22044’05” - 103020’31”
- Lưu lượng 5 l/s, nhiệt độ 740C
 - Giao thông: Cách đường tỉnh 132 Khoảng 3km
- Hiện trạng sử dụng đất: đất sông suối và đất trồng cây hàng năm
Thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT
18 Nước khoáng nóng Tả Pao Hồ dưới (2) - Xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ
- Tọa độ 22043’45” - 103018’39”
- Lưu lượng nước 3l/s. Nhiệt độ 580C (không khí 200C),
- Giao thông: Cách đường tỉnh 132 khoảng 500m
- Hiện trạng sử dụng đất: đất sông suối và đất trồng cây hàng năm
Thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT
19 Nước khoáng nóng Si Lô Lào  (1) - Xã Vàng Ma Chải, huyện Phong Thổ
- Tọa độ 22043’47” - 103019’11”
- Lưu lượng 0,5l/s, nhiệt độ 620C
- Giao thông: Cách đường tỉnh 132 khoảng 500m
- Hiện trạng sử dụng đất: đất sông suối và đất trồng cây hàng năm
Thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT
20 Nước khoáng  
Pắc Thà
 
- Xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên
- Tọa độ 22O04'06" - 103O50'17"
- Lưu lượng đạt 20 l/s, Nhiệt độ 48oC.
- Giao thông: Cách Quốc lộ 32 khoảng 2 km, gần khu dân cư
- Hiện trạng sử dụng đất: đất sông suối và đất nông nghiệp trồng cây hàng năm;
- UBND huyện đã quy hoạch đất thương mại dịch vụ khoảng 200 ha
Thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT
21 Nước khoáng  
Na Ban,
 
- Xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên
- Tọa độ: 22010’52” - 103043’48”
- Lưu lượng đạt 5-10 l/s, Nhiệt độ 41oC.
- Giao thông: Cách Quốc lộ 32 khoảng 3km, gần khu dân cư
- Hiện trạng sử dụng đất: đất sông suối và đất nông nghiệp trồng cây hàng năm
- UBND huyện đã quy hoạch đất thương mại dịch vụ khoảng 200 ha
Thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT
22 Nước khoáng  
Phiêng Phát
 
- Xã Trung Đồng, huyện Tân Uyên
- Tọa độ 22006’06” - 103048’07”
- Lưu lượng đạt 5 l/s, Nhiệt độ 41oC.
- Giao thông: Cách Quốc lộ 32 khoảng 1km, gần khu dân cư
- Hiện trạng sử dụng đất: đất sông suối và đất nông nghiệp trồng cây hàng năm;
- UBND huyện đã quy hoạch đất thương mại dịch vụ khoảng 200 ha
Thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TNMT
 
 
CÁC CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI, THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
 Theo Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, tỉnh Lai Châu thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Vì vậy, nhà đầu tư khi đầu tư vào các dự án trên địa bàn tỉnh Lai Châu sẽ được hưởng các ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của nhà nước.
Ngoài các chính sách ưu đãi theo các quy định của Trung ương, tỉnh Lai Châu cũng đã ban hành thêm các chính sách ưu đãi khác, bao gồm:
- Nghị quyết số 09/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh Lai Châu về Quy định chính sách hỗ trợ tài chính trong chuyển giao, ứng dụng , đổi mới công nghệ và các hoạt động khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh.
- Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh Lai Châu về quy định chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
- Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND ngày 23/7/2019 của HĐND tỉnh Lai Châu về Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Nghị quyết số 38/2019/NQ-HĐND ngày 11/12/2019 của HĐND tỉnh Lai Châu về Thông qua đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020-2025 tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh Lai Châu về quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025.
- Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của HĐND tỉnh Lai Châu về quy định chính sách về phát triển rừng bền vững giai đoạn 2021-2025.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

128/QĐ-SKHĐT

Quyết định ban hành Quy chế thực hiện dân chủ của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 25/01/2024

lượt xem: 737 | lượt tải:3612

105/QĐ-SKHĐT

Quyết định Công khai dự toán thu, chi ngân sách năm 2022

Thời gian đăng: 14/02/2023

lượt xem: 840 | lượt tải:347

78/NQ-CP

Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ chuyên đề về phòng, chống dịch COVID-19.

Thời gian đăng: 26/07/2021

lượt xem: 2652 | lượt tải:291

01/QĐ-SKHĐT

QĐ về việc ban hành Lịch tiếp công dân năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian đăng: 04/08/2021

lượt xem: 2092 | lượt tải:275

114/QĐ-SKHĐT

QĐ công khai dự toán thu, chi NS năm 2021

Thời gian đăng: 22/08/2021

lượt xem: 2256 | lượt tải:265
Đường dây nóng
  • Đang truy cập58
  • Hôm nay18,710
  • Tháng hiện tại326,446
  • Tháng trước:580,744
  • Tổng lượt truy cập16,319,618
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down